img

Năm 2020 cả thế giới bắt đầu trong một hoàn cảnh hoàn toàn khác, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch Covid-19 bùng phát thổi bay mọi kế hoạch, nói chính xác là kỳ vọng cho một thập kỷ mới. Nhưng, đằng sau những biến động của dịch bệnh, chúng ta có những trải nghiệm mới, những tâm thế mới – linh hoạt hơn!

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 1.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 2.

"Cho tới thời điểm này, cuộc sống tại Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn bình thường mới, và chúng tôi đã học được rất nhiều bài học giá trị trong hơn 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19. Có những chiến lược phát triển của MM Mega Market trong kế hoạch ban đầu (khi chưa xảy ra đại dịch Covid-19), chúng tôi dự kiến sẽ triển khai ở thời gian xa hơn, nhưng khi Covid xảy ra, chúng tôi đã phải nhanh chóng triển khai chiến lược đó sớm hơn. Đấy là cuộc cách mạng chuyển đổi kỹ thuật số trong kinh doanh, phát triển mảng thương mại điện tử và đẩy mạnh kênh bán hàng online, bên cạnh kênh offline", ông Bruno Jousselin – Tổng giám đốc điều hành MM Mega Market Việt Nam – chia sẻ.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 3.

Chỉ vừa nhận nhiệm vụ điều hành MM Mega Market Việt Nam từ giữa năm 2019, tính đến nay đây là một khoảng thời gian ngắn nhưng ông Bruno Jousselin đã có những trải nghiệm có lẽ là đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của mình. Đó là giai đoạn điều hành MM Mega Market trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 xảy ra.

"Khi đại dịch bùng phát, vấn đề ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là đảm bảo cung cấp đủ nguồn thực phẩm cho người dân, và phải tạo ra được môi trường mua sắm an toàn cho người tiêu dùng. Tại MM Mega Market, mỗi ngày của chúng tôi giống như một cuộc chạy đua để vừa đảm bảo hàng hóa cung cấp cho khách hàng với giá bình ổn, vừa phải đảm bảo sự an toàn cho nhân viên và giữ môi trường mua sắm an toàn cho khách hàng", ông Bruno Jousselin nói. 

Sau tất cả, MM Mega Market chứng kiến thị trường bán lẻ Việt Nam thay đổi vô cùng năng động. Các nhà bán lẻ trên thị trường đã có sự chuyển đổi nhanh chóng trong phương thức bán hàng. Kênh mua sắm online đã được các nhà bán lẻ đẩy mạnh chỉ trong một thời gian rất ngắn để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trong thời kỳ dịch và giãn cách xã hội. Hành vi tiêu dùng của khách hàng cũng thay đổi nhanh chóng, họ quan tâm nhiều hơn đến môi trường mua sắm an toàn, thực phẩm an toàn và chuyển từ mua sắm tại trung tâm (offline) sang mua sắm từ xa qua điện thoại, web, ứng dụng đặt hàng (online).

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 4.

Thị trường bán lẻ Việt Nam, theo quan sát bởi MM Mega Market, là một thị trường trẻ đầy tiềm năng và phát triển năng động với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 2 con số mỗi năm. Việt Nam có gần 100 triệu dân, hầu hết là người trẻ trong độ tuổi lao động với tỷ lệ 60% từ 18 - 50 tuổi, dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm, tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng và tốc độ đô thị hóa nhanh đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong bức tranh mua sắm của người tiêu dùng. 

Có thể thấy, những năm gần đây vệ sinh và an toàn thực phẩm là một trong những mối lo lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam. Họ thận trọng hơn khi lựa chọn các thương hiệu bán lẻ cũng như địa chỉ tin cậy để mua sắm hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm tươi sống cho bữa ăn gia đình. Đó cũng là lý do tại sao trong những năm gần đây chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn phát triển mạnh tại Việt Nam.

"Về phía chúng tôi, MM Mega Market đã bắt tay vào xây dựng chuỗi cung ứng nông sản an toàn từ năm 2005 với Trạm trung chuyển rau củ quả Đà Lạt; và không ngừng xây dựng các trạm trung chuyển thực phẩm về cá, hải sản, thịt heo và trái cây cho đến nay", đại diện hãng cho hay. Trong thời gian tới, MM Mega Market sẽ tiếp tục xây dựng thêm trạm trung chuyển gia cầm, thịt heo ở các tỉnh phía Bắc để đáp ứng yêu cầu về thực phẩm an toàn của người tiêu dùng đang ngày càng gia tăng.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 5.

Riêng năm 2020, MM Mega Market sẽ điều chỉnh một mô hình mới mà với tên gọi là Trung tâm Dịch vụ Thực phẩm (Food Service Center) - một mô hình bán lẻ gần gũi với khách hàng cá nhân, tập trung vào thực phẩm tươi sống. MM Mega Market sẽ mở thêm các trạm trung chuyển như trạm trung chuyển thịt lợn ở miền Bắc và trạm trung chuyển thịt gia cầm ở miền Nam. Điều này thể hiện mong muốn của MM Mega Market kiểm soát được chất lượng theo yêu cầu của mình để đảm bảo chất lượng từ trang trại đến bàn ăn.

Ngoài ra, MM Mega Market cũng đang tìm kiếm địa điểm để mở thêm các kho hàng. Đây không hẳn là những cửa hàng mà là nơi để lưu trữ hàng hoá. Theo ông Bruno Jousselin: "Ở một số khu vực chúng tôi không cần thiết phải có cửa hàng nhưng từ các trạm trung chuyển, chúng tôi có thể vận chuyển thực phẩm đến các kho hàng, nơi có đầy đủ các thiết bị lưu trữ để bảo đảm chất lượng. Và sau đó chúng tôi sẽ vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng chuyên nghiệp (B2B)".

Ví dụ như Đà Lạt, một thành phố với tỷ lệ khách du lịch cao và rất nhiều khách sạn, MM Mega Market muốn họ được hưởng lợi từ các sản phẩm và hệ thống cung ứng hiện đại do đó hãng đang xem xét xây dựng các kho hàng ở Đà Lạt và tiếp theo đó là tại Phú Quốc, một khi các kho hàng hoạt động hiệu quả, MM Mega Market cho biết có thể mở các cửa hàng bán lẻ, chủ yếu dành cho khách hàng lẻ với diện tích không quá 3.000 - 4.000 m2.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đã và đang thay đổi nhanh chóng. Thay vì đến mua sắm trực tiếp, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến để giúp họ tiết kiệm được thời gian di chuyển. Đặc biệt sau đại dịch Covid-19, mua sắm online đã giữ vị thế số 1 và chắc chắn xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai. Điều này giải thích vì sao các nhà bán lẻ, trong đó có MM Mega Market đã và đang đầu tư mạnh vào kênh bán hàng online để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. 

Riêng MM Mega Market, đây cũng là một trong những chiến lược quan trọng của năm 2020: tập trung mạnh là chuyển đổi kỹ thuật số. Bước đầu, MM Mega Market sẽ phát triển nền tảng thương mại điện tử tập trung vào các cơ hội B2B. Về khía cạnh này hãng tự nhìn nhận có vẻ hơi muộn một chút và sẽ bắt kịp và hướng tới dẫn đầu trong năm 2021.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 7.

"Chúng tôi có dự án tăng cường và sẵn sàng đầu tư cho thương mại điện tử. Tôi hy vọng trong vài tháng tới dự án sẽ trở thành hiện thực. Nền tảng thương mại điện tử này là một loại mua sắm trực tuyến dành cho các khách hàng doanh nghiệp. Đây là một dự án tuyệt vời mà MM Mega Market rất hào hứng thực hiện.

Chúng tôi muốn tập trung phát triển đồng thời tại cả mảng trực tuyến và tại trung tâm, hay còn gọi mô hình là O to O (Online to Offline). Đây sẽ là tương lai của các nhà bán lẻ, để có thể cung cấp cho khách hàng trên tất cả các kênh mua sắm", đại diện nhấn mạnh.

Ngoài nhóm khách hàng cốt lõi B2B, MM Mega Market cũng sẽ tập trung vào nhóm khách hàng là các cá nhân và hộ gia đình. Để triển khai chiến lược này, hãng đang bắt đầu thực hiện kế hoạch mở rộng mạng lưới, xây dựng thêm các trạm trung chuyển thực phẩm, đa dạng hóa các kênh bán hàng, đẩy mạnh thương mại điện tử và tuyển dụng thêm các nhân tài.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 8.

"Bắt đầu từ năm nay chúng tôi triển khai một chương trình để phát triển nguồn nhân lực. Chúng tôi đã bắt đầu triển khai một chương trình đề cao các giá trị của Công ty với chiến lược 3C khi bắt đầu điều hành MM Mega Market", ông Bruno Jousselin cho biết. 

Chữ C đầu tiên là Customer Champion (Khách hàng). Khách hàng tất nhiên luôn là cốt lõi.

Chữ C thứ hai là Change (Thay đổi), tương ứng chiến lược cần phải thích nghi và cần có khả năng thay đổi. 

Chữ C cuối cùng cũng là khía cạnh mà theo lãnh đạo bản thân ông đã phải nỗ lực rất nhiều, đó là Collaboration (Sự cộng tác). "Tôi nghĩ rằng thế giới chúng ta đang sống ngày nay là thế giới cần sự hợp tác ở mọi cấp độ, cấp độ doanh nghiệp địa phương và quốc tế. Mọi người đều cần phải giao tiếp, không chỉ trong nội bộ mà còn với các đối tác. Chúng tôi phổ biến những điều này tại MM Mega Market trong năm nay với 4500 thành viên để có nhiều giao tiếp hơn và cộng tác tốt hơn, để tránh cách làm việc riêng rẽ như như mô hình truyền thống trước đây".

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 9.

Tựu chung, mục tiêu của MM Mega Market là trở thành một trong những nhà bán lẻ tốt nhất Việt Nam và là đối tác cung cấp thực phẩm số 1 cho nhóm khách hàng B2B (khách hàng chuyên nghiệp). Hiện tại, 70% khách hàng MM Mega Market là khách hàng chuyên nghiệp - B2B và đây cũng là hoạt động kinh doanh cốt lõi của MM Mega Market Việt Nam. 

Trong đó, thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường mới đầy tiềm năng và phát triển năng động. Và dĩ nhiên, mức độ cạnh trang cũng vô cùng khốc liệt.

Với MM Mega Market, ông Bruno Jousselin khẳng định hãng có lợi thế là 18 năm kinh doanh tại Việt Nam, xây dựng được mạng lưới 20 trung tâm trên khắp cả nước. Đặc biệt, hệ thống trạm trung chuyển thực phẩm của MM Mega Market cung cấp nguồn thực phẩm tươi sống an toàn được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, trong suốt quá trình nuôi trồng cho đến khi vận chuyển đến siêu thị để bán cho khách hàng.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 10.

Hiện tại, hãng đang vận hành các trạm trung chuyển thực phẩm, bao gồm:

+ Trạm trung chuyển đầu tiên được thành lập năm 2005 tại Đà Lạt với hầu hết các sản phẩm về rau củ quả.

+ Trạm trung chuyển thứ hai mở vào năm 2011 chuyên về các sản phẩm thủy hải sản tại Cần Thơ. Tại đây MM Mega Martket thu được sản lượng hơn 2.000 tấn thủy sản mỗi năm từ 250 ngư dân hợp tác. 

+ Trạm trung chuyển thứ 3 mở tại Đồng Nai với sản phẩm chủ yếu là thịt heo, hiện tại nền tảng này có sản lượng trung bình 400 tấn/tháng.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 11.

Lợi thế thứ hai, theo vị Tổng Giám đốc điều hành đó chính là con người. Sau 18 năm hoạt động, MM Mega Market đã đào tạo và phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành bán lẻ Việt Nam. Rất nhiều người giữ vị trí cao cấp ở công ty đã gắn bó với MM hơn 10 năm.

Duy điều cuối cùng, lãnh đạo MM Mega Market thẳng thắn ghi nhận: "Thách thức của chúng tôi là về mô hình cần phải điều chỉnh để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Mô hình kinh doanh của chúng tôi trước đây là Cash & Carry (thanh toán và tự vận chuyển). Chúng tôi cần thay đổi mô hình phù hợp với thị trường năng động Việt Nam vì tuy là một doanh nghiệp nước ngoài nhưng một mô hình không thể áp dụng cho tất cả các nước", ông Bruno Jousselin chốt lời.

MM Mega Market Việt Nam: Chúng tôi học được rất nhiều sau 3 tháng Việt Nam chiến đấu với đại dịch Covid-19, đã đến lúc phải triển khai sớm hơn những chiến lược định sẵn - Ảnh 12.

Bảo An
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên