Mô hình BĐS nghỉ dưỡng này dự báo sẽ “lên ngôi” tại thị trường Việt Nam
Bắt đầu xuất hiện và được chú ý từ những năm 1980 tại các thành phố lớn như London, San Francisco và New York, boutique hotel đã trở thành một trong những xu hướng nghỉ dưỡng được quan tâm trong suốt 4 thập kỷ qua.
- 13-01-2023Tình cảnh trái ngược có xảy ra ở phân khúc chung cư sơ cấp và thứ cấp?
- 13-01-2023"Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài sau giai đoạn rà soát"
- 13-01-2023Tin vui cho thị trường địa ốc 2023: Dòng vốn đổ mạnh, pháp lý gỡ vướng, hạ tầng giao thông được đầu tư
Boutique hotel không còn là thuật ngữ xa lạ trong ngành du lịch nghỉ dưỡng của cả Việt Nam và thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, thuật ngữ “boutique hotel” hay “boutique resort” không chỉ xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM mà còn lan rộng ra một số tỉnh thành nổi tiếng về du lịch như Phan Thiết.
Bắt đầu xuất hiện và được chú ý từ những năm 1980 tại các thành phố lớn như London, San Francisco và New York, boutique hotel đã trở thành một trong những xu hướng nghỉ dưỡng được quan tâm trong suốt 4 thập kỷ qua. Điều đã khiến cho mô hình boutique hotel hay boutique resort dù ở nơi đâu cũng đều có lượng khách lưu trú ổn định, chính là việc chú trọng đến chất lượng dịch vụ.
Bình quân, một khách sạn boutique có từ 25 đến hơn 100 phòng, một số nơi có thể cung cấp lên đến 150 phòng. Tuy nhiên, đơn vị quản lý – vận hành khách sạn và khu nghỉ dưỡng phải luôn đảm bảo sự riêng tư, sự độc đáo và không gian nghỉ ngơi hoàn hảo cho từng du khách. Với số lượng khách hạn chế, các dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng được chăm chút tỉ mỉ và chu đáo hơn.
Chính vì những dịch vụ được thiết kế cẩn thận mà mô hình này dần phát triển và mở rộng hơn trên cả thế giới lẫn Việt Nam. Ngoài ra, các dịch vụ riêng còn được các khách sạn và khu nghỉ dưỡng boutique cung cấp dựa theo yêu cầu riêng của khách lưu trú. Lợi thế khi chọn lựa một khách sạn, resort boutique là giúp du khách dễ dàng tận hưởng những trải nghiệm riêng tư hơn là chọn nghỉ dưỡng trong một khoảng không rộng lớn của những khách sạn có quy mô lên đến vài trăm phòng. Một số các resort khác lại có xu hướng chọn những địa điểm gắn liền với các khu du lịch bản địa nổi tiếng nhằm tăng trải nghiệm cho du khách.
Một số các khách sạn boutique tại Việt Nam, có thể kể đến những cái tên nổi bật về cả kiến trúc, vị trí và số lượng phòng giới hạn như Capella Hanoi, Hôtel des Arts Saigon, Radisson Resort Phan Thiết…
Chỉ sau vài năm có mặt tại thị trường du lịch Việt Nam, các khách sạn, resort theo đuổi mô hình boutique đã mở rộng và lan sang các tỉnh thành lấy du lịch làm ngành kinh tế trọng điểm.
Song song với sự phát triển của xã hội, khách du lịch hiện nay có nhiều yêu cầu hơn dành cho địa điểm nghỉ dưỡng. Du khách đặc biệt quan tâm đến những trải nghiệm cá nhân, chất lượng dịch vụ và các yếu tố chăm sóc sức khỏe khi sử dụng các dịch vụ tại nơi lưu trú, nhờ đó mà mô hình boutique nhanh chóng phát triển tại Việt Nam.
Nhịp sống thị trường