MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỗi phút, khoảng 14 sản phẩm của DNVVN Việt Nam được bán trên sàn, sếp Amazon khẳng định tăng trưởng ở Việt Nam cao hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines

Mỗi phút, khoảng 14 sản phẩm của DNVVN Việt Nam được bán trên sàn, sếp Amazon khẳng định tăng trưởng ở Việt Nam cao hơn Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines

Vị CEO Amazon Global Selling tại Việt Nam chia sẻ, chiến lược tăng trưởng của Amazon cho năm 2022 bao gồm: giới thiệu dịch vụ xử lý hàng hoá của mình tới các nhà bán hàng Việt Nam đồng thời cung cấp các hoạt động đào tạo.

Nikkei Asia đưa tin, Việt Nam hiện là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở mảng kinh doanh nhà bán hàng bên thứ ba. Theo đó, chia sẻ với Nikkei, Giám đốc Amazon tại Việt Nam nhấn mạnh, Amazon không ưu tiên các nhà bán hàng sử dụng dịch vụ giao hàng của Amazon.

Động thái này được Amazon đưa ra trong bối cảnh nhiều cơ quan quản lý cạnh tranh nói rằng các nhà bán hàng có thể được hưởng nhiều ưu đãi nhất định, ví dụ như khả năng xuất hiện cao hơn trên trang tìm kiếm nếu dùng dịch vụ giao nhận Fulfillment by Amazon (FBA), thay cho các phương án logistics khác.

Giám đốc Amazon Global Selling tại Việt Nam, ông Gijae Seong cho hay: "Giao hàng không phải yếu tố quyết định, còn có rất nhiều yếu tố khác. Bên cạnh đó, xếp hạng kết quả tìm kiếm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mức độ liên quan của hàng hoá, mức độ phổ biến của hàng hoá, đánh giá hàng hoá và một số tiêu chí khác".

Tại Việt Nam, Amazon và Alibaba đang hợp tác sâu với nhiều cơ quan chức năng để tìm kiếm các đơn vị kinh doanh xuất khẩu hàng hoá trên các sàn thương mại của mình. Hiện tại, Việt Nam được xem là quốc gia có nhiều thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu. Đây là yếu tố thu hút ngày càng nhiều "ông lớn" thương mại điện tử trên thế giới.

Vị CEO Amazon Global Selling tại Việt Nam chia sẻ, chiến lược tăng trưởng của Amazon cho năm 2022 bao gồm: giới thiệu dịch vụ xử lý hàng hoá của mình tới các nhà bán hàng Việt Nam đồng thời cung cấp các hoạt động đào tạo.

Amazon thông tin, tăng trưởng ở Việt Nam cao hơn so với các thị trường Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines. Dù vậy, Amazon từ chối chia sẻ cụ thể các thông tin liên quan đến doanh số bán hàng hay số lượng doanh nghiệp gia nhập.

Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam) từ nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam tăng 48% trong 8 tháng đầu năm. Các mắt hàng bán chạy nhất từ Việt Nam bao gồm mặt hàng nhà ở, nhà bếp, dệt may, sức khoẻ và chăm sóc cá nhân.

Theo báo cáo hoạt động năm 2021 mà Amazon Global Selling công bố, gần 7,2 triệu sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam được bán cho các khách hàng Amazon trên khắp thế giới (trung bình 14 sản phẩm mỗi phút). Số lượng sản phẩm được bán bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam trên cửa hàng của Amazon tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Báo cáo nhận định, Amazon đã và đang không ngừng tiếp sức cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất, công ty khởi nghiệp và doanh nhân của Việt Nam bằng cách cung cấp công cụ và cơ hội để kinh doanh sản phẩm trực tuyến, mở rộng quy mô kinh doanh, xây dựng thương hiệu và tạo ra tác động tích cực cho nền kinh tế.

Năm ngoái, Amazon đã đầu tư hơn 18 tỷ USD để hỗ trợ các đối tác bán hàng trên toàn cầu. Những khoản đầu tư này bao gồm hậu cần, đội ngũ, dịch vụ, chương trình và công cụ cho phép đối tác bán hàng kết nối thương hiệu của họ với hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.

Song, đến thời điểm hiện tại, Amazon chưa có website địa phương dành cho người dùng Việt Nam. Công ty công nghệ này thâm nhập thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á bằng cách ra mắt website amazon.sg vào năm 2019, nhưng "hiện chưa có lộ trình rõ ràng" về thời điểm khi nào nó sẽ mở rộng ra bên ngoài Singapore, theo ông Seong.

Trong khi đó, Alibaba đã có hoạt động tại Việt Nam với Lazada. Amazon và Alibaba cũng cạnh tranh với nhau ở mảng dịch vụ điện toán đám mây.

Anh Vũ

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

Trở lên trên