Mỗi tháng biếu mẹ 30 triệu đồng, sau đám tang tôi phát hiện tài khoản của bà trống trơn: Chỉ biết câm lặng trước danh tính người thừa hưởng
Hoàn cảnh của người mẹ già khiến ai nấy đều thương xót và đau lòng.
- 17-07-2024Mẹ cho em trai thừa kế toàn bộ tài sản, tôi không được gì nhưng 1 năm sau lại trở thành người sướng nhất làng
- 17-07-2024Bố chồng tôi để lại tài sản cho vợ chồng con út, con cả không được một xu, ông qua đời chưa đầy 2 tháng đã xảy ra sự việc
- 14-07-2024U80, tôi quyết định cho vợ cũ thừa kế tài sản vì làm được 1 điều, còn nhận ra có con trai không hề hạnh phúc như bao người
- 12-07-2024Bố dượng qua đời để lại nhà cửa cho con gái riêng của vợ, họ hàng rắp tâm chiếm đoạt tài sản: Ai ngờ "gừng càng già càng cay" (P1)
* Câu chuyện của gia đình anh Lương ở Quảng Tây, Trung Quốc đang được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ trên nền tảng Toutiao.
Anh Lương (48 tuổi, Quảng Tây, Trung Quốc) là con trai duy nhất của bà Tần. Năm lên 10 tuổi, bố anh vì lâm bệnh nặng mà qua đời, để lại 2 mẹ con sống dựa dẫm vào nhau. Vì gia đình làm nông nên cuộc sống của anh Lương và mẹ chẳng mấy khá giá, chỉ đủ ăn đủ mặc. Sau biến cố của chồng, bà Tần tự hứa với bản thân sẽ chăm chỉ làm lụng để có tiền nuôi con trai ăn học, trở thành người có ích cho xã hội.
Không phụ công ơn giáo dưỡng của mẹ, năm 18 tuổi, Lương xuất sắc trúng tuyển vào 2 trường đại học nổi tiếng ở Quảng Đông, đến năm thứ 3 đã tự thành lập công ty của riêng mình. Khoảng 8 năm sau khi tốt nghiệp đại học, công việc của anh Lương ngày một suôn sẻ, thuận lợi. Anh không chỉ tự mua nhà, mua xe cho bản thân và còn phụ giúp gia đình, hỗ trợ họ hàng xung quanh.
Khi kinh tế ổn định, Lương đã giúp xây cho mẹ căn nhà 3 gian khang trang ở quê, làm một tiệm tạp hóa nhỏ cho mẹ có việc động chân tay để bớt buồn. Không những vậy, mỗi tháng anh đều biếu mẹ 8.600 NDT (khoảng 30 triệu đồng) để tiêu xài.
Sự thành công của cậu con trai là động lực lớn nhất đối với bà Lương, nhưng cùng với đó là sự xa cách dần giữa hai mẹ con. Vài năm gần đây, Lương bận công việc nên hiếm khi về nhà thăm mẹ. Chỉ vào kỳ nghỉ Tết nguyên đán, anh mới có thể về quê vài ngày. Nhiều lần bà Tần gọi điện để hỏi thăm, nhưng chỉ nói được vài câu con trai đã vội tắt máy.
Biết con bận nên bà Tần cũng không nỡ làm phiền. Ở quê, ngoài việc trông coi tiệm tạp hóa và nấu cơm 3 bữa một ngày, bà Tần dường như không đi đâu, chỉ loanh quanh trong nhà. Họ hàng của gia đình sống cách đó khoảng 10km, do chân đau nên bà Tần cũng chẳng mấy khi đến chơi. Những lúc buồn chán, bà Tần thường sang thăm nhà chị Hoằng và con trai cách đó khoảng 10 ngôi nhà.
Hoàn cảnh của chị Hoằng cũng giống với bà Tần ngày xưa. Sau khi chồng qua đời, một mình chị nuôi dạy cậu con trai 6 tuổi. Vì hoàn cảnh khó khăn, chị phải đi làm thuê từ sáng đến tờ mờ tối nên không có nhiều thời gian chăm con. Để an tâm, chị thường gửi con trai sang nhà bà Tần mỗi khi con đi học về, nhờ bà trông giúp.
Một ngày nọ, hàng xóm phát hiện bà Tần nằm bất tỉnh giữa sân nhà nên liền đưa bà tới bệnh viện. Bác sĩ cho biết do tuổi cao nên sức khỏe của bà Tần ngày một sa sút, khó lòng qua khỏi. Chỉ 1 tháng sau đó, bà Tần qua đời. Sự ra đi của bà khiến anh Lương vô cùng hụt hẫng và đau buồn.
Sau đám tang, khi đang sắp xếp đồ đạc của mẹ, anh Lương phát hiện tài khoản ngân hàng của bà không còn một đồng nào. Anh thầm nghĩ dù mẹ có chi tiêu nhiều đến mấy, cũng không thể hết số tiền 8.600 NDT mỗi tháng như vậy. Ra ngân hàng kiểm tra, anh được biết mẹ đã dành toàn bộ số tiền còn lại trong tài khoản ngân hàng vào một sổ tiết kiệm, đứng tên một người lạ. Khi hỏi ra, anh Lương mới biết đó là tên con trai của chị Hoằng.
Sau khi biết được hoàn cảnh của gia đình chị Hoằng và mối quan hệ thân thiết giữa mẹ mình và con trai chị, anh Lương dần hiểu ra nỗi lòng của bà. Anh tự trách bản thân vì đã không dành nhiều thời gian ở bên mẹ. Anh cũng thấy hối hận khi để bà một mình, không có người bầu bạn và chăm sóc khi về già.
Theo Sina