Một bài tập thể dục có thể đánh bại chứng trầm cảm: Rất phổ biến, ai cũng làm được
Một nghiên cứu mới đây tại châu Âu chứng minh, chạy bộ có hiệu quả bất ngờ đối với những người có dấu hiệu trầm cảm.
- 13-10-2023Bác sĩ về hưu: "Không phải chạy bộ, muốn chống ung thư, sống thọ thì phải kiên trì tập luyện 1 môn thể thao này"
- 13-10-2023Cụ ông 90 có vẻ ngoài trẻ hơn 20 tuổi nhờ một bài tập trong suốt 60 năm, nhưng không phải chạy bộ
- 26-09-2023Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 30 phút mỗi ngày: Sau 1 năm cơ thể có 3 thay đổi chưa từng thấy
Nghiên cứu cho thấy một bài tập thể dục phổ biến có thể mang lại hiệu quả như uống thuốc, là thứ vũ khí mạnh mẽ chống lại chứng trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Vrije, Amsterdam đã yêu cầu 141 bệnh nhân bị trầm cảm và lo âu chọn giữa chạy bộ theo nhóm, 2 - 3 lần/tuần, hoặc dùng thuốc chống trầm cảm SSRI. Sau 16 tuần, sức khỏe tinh thần và thể chất của họ được kiểm tra.
Trong số này, 96 người chọn tham gia chạy bộ, 45 người còn lại chọn dùng thuốc.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng “cả hai biện pháp này đều đã giúp giảm trầm cảm ở mức độ như nhau”, theo như chia sẻ của giáo sư Brenda Penninx tại một hội nghị về Tâm thần kinh học gần đây ở Barcelona.
44% những người bị trầm cảm và lo âu cho biết họ cảm thấy tốt hơn, dù là đã dành 16 tuần để chạy bộ hay dùng thuốc chống trầm cảm.
Mặt khác, việc chạy bộ giúp cải thiện cân nặng, vòng eo, huyết áp và chức năng tim mạch của 96 bệnh nhân.
Trong khi đó, những người dùng thuốc chống trầm cảm lại trở nên kém cân đối hơn.
GS Penninx cho biết: “Các loại thuốc chống trầm cảm thường có tác động xấu hơn đến cân nặng, sự thay đổi nhịp tim và huyết áp, trong khi liệu pháp chạy bộ lại mang đến hiệu quả cải thiện thể lực nói chung và cả nhịp tim”.
“Suy cho cùng, bệnh nhân chỉ thực sự được giúp đỡ khi chúng ta vừa cải thiện sức khỏe tinh thần của họ, vừa không làm tổn hại đến sức khỏe thể chất của họ”.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng lưu ý rằng phần lớn số người chạy bộ đã bỏ cuộc, chỉ 52% số người chạy bộ có thể hoàn thành kế hoạch, trong khi có tới 82% những người dùng thuốc hoàn thành thời gian theo dõi.
“Nghiên cứu cho thấy nhiều người thích tập thể dục, nhưng lại khó thực hiện được điều này, mặc dù lợi ích rất đáng kể”.
“Khuyên bảo bệnh nhân chạy là chưa đủ. Việc thay đổi hành vi hoạt động thể chất sẽ cần có sự giám sát và khuyến khích đầy đủ, như chúng tôi đã làm khi triển khai liệu pháp tập thể dục tại một cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần”.
Nghiên cứu của nhóm chuyên gia này đã cố gắng thay đổi lối sống ít vận động, vốn thường đi kèm với trầm cảm và lo lắng, khuyến khích mọi người ra ngoài, đặt mục tiêu, cải thiện thể lực và tham gia vào các hoạt động tập thể.
“Chúng tôi biết rằng việc không điều trị trầm cảm sẽ dẫn đến kết quả tồi tệ hơn; vì vậy thuốc chống trầm cảm nói chung là một giải pháp tốt. Tuy nhiên, chúng tôi cần mở rộng các phương pháp điều trị vì không phải tất cả bệnh nhân đều phản ứng với thuốc chống trầm cảm, hoặc sẵn sàng chịu dùng thuốc,” Penninx nói.
“Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy rằng liệu pháp tập thể dục là điều các bệnh nhân trầm cảm nên chú trọng hơn, vì đây có thể là một giải pháp tốt - và thậm chí có thể hiệu quả hơn - cho một số bệnh nhân”.
Nghiên cứu này được đưa ra trong hoàn cảnh cứ 5 người trưởng thành ở Hoa Kỳ thì có 1 người bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, còn thanh thiếu niên thì gặp phải cảm giác vô vọng và muốn tự tử - nhiều hơn bao giờ hết, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Mỹ cho hay.
Báo giao thông