Một chỉ số rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021, chu kỳ tăng lãi suất của FED sắp đi đến hồi kết?
Dữ liệu mà FED cung cấp hôm 21/4 cho thấy thước đo lạm phát đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm qua.
- 22-04-2023Tại sao Fed ‘ngồi một chỗ’ điều chỉnh lãi suất nhưng có thể tác động mạnh đến toàn thế giới?
- 21-04-2023Chuyên gia: Fed đối mặt 3 rắc rối lớn, lạm phát vẫn sẽ dai dẳng ở mức 4-5%
- 18-04-2023ChatGPT khiến giới chuyên gia tài chính sửng sốt: Có thể giải mã thông điệp chính sách của Fed, dự đoán đúng xu hướng giá cổ phiếu
Cuối quý 1/2023, Chỉ số Kỳ Vọng Lạm Phát (Inflation Expectations) của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) ở mức 2,22%, giảm so với 2,31% vào cuối quý 4/2022. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ ngày 30/6/2021 tới nay.
Được phát triển bởi các nhà kinh tế của FED vào cuối năm 2020, Chỉ số Kỳ Vọng Lạm Phát bao gồm hơn 20 chỉ số đo lường thái độ của người tiêu dùng, nhà đầu tư và các nhà dự báo chuyên nghiệp đối với giá cả trong tương lai.
Với 2,22%, đây là lần thứ 3 liên tiếp Chỉ số Kỳ Vọng Lạm Phát giảm sau khi đạt 2,39% vào cuối quý 2 năm ngoái.
Kiểm soát lạm phát là một trong những tiêu chí hàng đầu mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ hướng tới trong hơn 1 năm qua. Cùng với đó là tốc độ tăng lãi suất nhanh nhất suốt nhiều thập niên.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy lãi suất của FED đang gây ra những tác động mạnh tới nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, xuất hiện nhiều tiếng nói quan ngại về nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. FED bị đặt trước bài toán khó, giữ cho nền kinh tế Mỹ không suy thoái hay tiếp tục tăng lãi để kiềm chế lạm phát.
Kể từ cuộc họp lãi suất gần nhất, FED để ngỏ một lần tăng lãi suất nữa vào tháng 5 rồi sau đó là duy trì mức lãi suất đó trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của FED sẽ phải tiếp tục quan sát những dữ liệu kinh tế trước khi đưa ra quyết định.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp sống Thị trường