MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một cổ đông Sacombank lên tiếng gay gắt hỏi ông Trầm Bê đâu?

30-06-2017 - 11:05 AM | Tài chính - ngân hàng

Một cổ đông đã chất vấn lãnh đạo tại sao những năm trước ngân hàng làm ăn tốt, còn chia cổ tức thì mấy năm gần đây lại không chia cổ tức. Ai đồng ý cho sáp nhập với ngân hàng Phương Nam và đặc biệt nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của ông Trầm Bê trong việc làm cho Sacombank đi xuống.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2015, 2016 của Sacombank diễn ra sáng nay (30/6), một trong những nội dung chú ý nhất là việc bầu thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, khi Đại hội chưa tiến hành biểu quyết cổ đông đã lên tiếng phản đối ứng viên.

Cụ thể, sau khi lãnh đạo ngân hàng Sacombank đọc tờ trình bầu thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới, rất nhiều cổ đông đã lên tiếng phản đối.

Một cổ đông 75 tuổi đã chất vấn lãnh đạo tại sao những năm trước ngân hàng làm ăn tốt, còn chia cổ tức thì mấy năm gần đây lại không chia cổ tức. Ai đồng ý cho sáp nhập với ngân hàng Phương Nam và đặc biệt nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của ông Trầm Bê trong việc làm cho Sacombank đi xuống.

Trước câu hỏi: Ông Trầm Bê đâu? Chủ tịch HĐQT ông Kiều Hữu Dũng giải thích với cổ đông rằng ông Trầm Bê hiện nay không còn liên quan, không còn cổ phần, hết quyền lợi với ngân hàng nên không được tham gia đại hội.

Đặc biệt, ông Dũng cho biết, thông qua ông, ông Trầm Bê muốn gửi lời xin lỗi tới các cổ đông.

Ông Dũng cũng chia sẻ trong hoạt động kinh doanh không ai muốn sai lầm, ai cũng cố gắng và muốn đạt được kết quả tốt nhất. Nhưng trong kinh doanh cũng khó ai không có lúc chệch hướng, và ai cũng phải trả giá cho những bước đi chệch của mình.

"Anh Trầm bê cũng là một ví dụ. Anh Trầm Bê có trao đổi với qua tôi, gửi lời xin lỗi tới cổ đông", ông Dũng nói.

Đồng thời, ông Dũng cũng đại diện HĐQT gửi lời xin lỗi tới các cổ đông vì những kết quả không như ý trong thời gian qua.

Chủ tịch Kiều Hữu Dũng chia sẻ, Sacombank gặp rất nhiều khó khăn sau sáp nhập. Giai đoạn 2012 - 2014 lợi nhuận đều tăng trưởng. Từ năm 2015, nếu loại trừ phần trích lập từ gánh nặng Ngân hàng Phương Nam thì lợi nhuận của Sacombank vẫn ở mức cao. Đơn cử như 6 tháng đầu năm nay nếu tách ra và không phải trích lập dự phòng thì lợi nhuận Sacombank khoảng 3.000 tỷ đồng. Chi nhánh của Sacombank đều làm ăn có lãi, có uy tín trên địa bàn.

Tại sao gánh 1 gánh nặng nợ xấu lớn của SouthernBank nhưng NĐT vẫn quan tâm đến cp Sacombank chứng tỏ vẫn đánh giá cao Sacombank. Đây là 1 gánh nặng mà hệ thống tài chính nào cũng cần vượt qua và mong cổ đông đồng lòng.

Mai Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên