Một doanh nghiệp thép đặt mục tiêu "không lỗ" trong 6 tháng cuối năm 2023
Trước đó, doanh nghiệp này đã lỗ tới hơn 408 tỷ đồng nửa đầu năm 2023.
- 05-09-2023Chủ tịch Đất Xanh đăng ký bán 20 triệu cổ phiếu DXG sau khi thông qua phương án cho doanh nghiệp vay tiền
- 05-09-2023Phiên 5/9: Tự doanh CTCK bán ròng hơn trăm tỷ đồng trên toàn thị trường, mua mạnh bộ đôi chứng chỉ quỹ ETF
- 05-09-2023Nợ vay hơn 6.000 tỷ, Đất Xanh (DXG) muốn "mượn tạm" 300 tỷ đồng từ Chủ tịch HĐQT Lương Trí Thìn
HĐQT CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã: SMC) đã công bố Nghị quyết thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2023 và mục tiêu cho 6 tháng cuối năm.
Theo đó, thép SMC đặt mục tiêu sản lượng tiêu thụ đạt 440.000 tấn thép các loại và “phấn đấu không lỗ” trong 6 tháng cuối năm.
SMC đưa ra kế hoạch không mấy khả quan trong 6 tháng cuối năm sau khi trải qua nửa đầu năm kinh doanh kém thuận lợi. Theo BCTC Hợp nhất soát xét bán niên 2023, doanh nghiệp này lỗ sau thuế gần 408 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ 393 tỷ đồng trên BCTC tự lập trong khi cùng kỳ năm trước lãi tới 126 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý 2, SMC phải trích lập dự phòng khoản phải thu ngắn hạn hơn 252 tỷ đồng. Trong đó, hơn 140 tỷ đồng trích lập liên quan tới các công ty của Novaland, bao gồm Công ty TNHH Delta - Valley Bình Thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley, Công ty TNHH The Forest City và Công ty TNHH Thành phố AQUA.
Thực tế, ngành thép vẫn đang trải qua nhiều khó khăn dù nhu cầu tiêu thụ thép đã hồi phục nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi tăng trưởng toàn cầu chậm lại.
Trong một cáo cáo gần đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định tiêu thụ thép nội địa vẫn đang ở mức thấp do ngành bất động sản vẫn đang gặp khó khăn khiến nhu cầu xây dựng và tiêu thụ bị suy giảm. Thép tiêu thụ nội địa gần 80% là thép xây dựng và HRC, còn lại là tôn mạ và ống thép. CTCK này dự báo tiêu thụ thép xây dựng nội địa 2023 sẽ đạt 7,7 triệu tấn, giảm 8% so với 2022.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu cũng chưa thực sự khả quan. HRC và tôn mạ hiện chiếm khoảng 80% sản lượng thép xuất khẩu, còn lại là thép xây dựng và ống thép. Theo dự báo của BVSC, tiêu thụ thép tại các khu vực quốc gia phát triển giảm mạnh khiến sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam bị suy giảm trong năm 2022.
Đánh giá về triển vọng ngành thép thời gian tới, BVSC cho rằng phải đến giai đoạn 2023-2024, nhu cầu tiêu thụ thép mới hồi phục đáng kể và giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành cải thiện. Tuy nhiên, mức hồi phục này sẽ không quá lớn và chưa quay lại mức biên lợi nhuận trung bình.
Nhịp sống thị trường