Một loại lá cây dân dã của Việt Nam đắt hàng tại nước ngoài, xuất khẩu tăng đột biến hơn 5.000% và công dụng đặc biệt ít người biết
Không chỉ có vô vàn công dụng quý báu đối với sức khỏe, loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn.
- 11-04-2023Bị châu Âu tẩy chay kịch liệt, Nga bất ngờ tìm ra "miếng bánh ngọt" thơm ngon hơn cho dầu thô, xuất khẩu tăng vọt
- 09-04-2023Một loại quả của Việt Nam được người Trung Quốc cực kỳ ưa chuộng, cung không đủ cầu, xuất khẩu tăng 300% chỉ trong 2 tháng đầu năm
- 05-04-2023TikToker Tùng Xà Bông: Từ không biết dùng TikTok đến 'chiến thần' chốt 10.000 đơn hàng trong 1 ngày, mặt hàng 'khó nhai' cũng là chuyện nhỏ
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu các loại lá trong tháng 2/2023 ghi nhận mức tăng 38,3% so với tháng 2/2023. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu các loại lá đạt 1,201 triệu USD, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Đáng chú ý, mặt hàng lá cây nguyệt quế ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tháng 2/2023 tăng kỷ lục 5.083,3% - gấp gần 52 lần so với tháng 2 năm 2022. Cộng dồn hai tháng đầu năm nay, xuất khẩu lá nguyệt quế tăng 906% so với cùng kỳ năm 2022.
Lá nguyệt quế (bay leaves) là lá của cây nguyệt quế, có xuất xứ từ Địa Trung Hải. Nhắc đến lá nguyệt quế không ai còn xa lạ bởi đây là nguyên liệu được dùng trong nước dùng của phở - món ăn "quốc dân" của người Việt - đặc biệt là phía Bắc. Lá nguyệt quế có vị cay cay, đắng và thơm và thường được dùng để ướp, xào, nêm nếm, khử mùi tanh của thịt cá. Tác dụng của lá nguyệt quế trong nấu ăn giúp kích thích vị giác, làm tăng hương vị thơm ngon cho các món hầm, súp, cà ri.
Bên cạnh đó, về phương diện sức khỏe, 2 thành phần kháng viêm là mycrene và eugenol trong lá nguyệt quế khi gặp lửa sẽ dễ dàng bay hơi. Do đó, đốt lá nguyệt quế để hít có tác dụng giảm các triệu chứng sưng viêm liên quan tới hệ hô hấp. Tinh dầu nguyệt quế giúp phổi được làm sạch, giảm sự đông đặc phổi, đường thở thông thoáng, hô hấp thuận lợi. Người bị hen suyễn, dị ứng hoặc mắc các bệnh về hô hấp có thể đốt và ngửi lá nguyệt quế để cải thiện tình trạng.
Một công dụng ít người biết của lá nguyệt quế là khả năng xua đuổi côn trùng. Lá nguyệt quế cũng có công dụng đặc biệt trong việc ngăn chặn sự xuất hiện của gián trong căn bếp. Đặc trưng của loài gián là sợ những mùi thơm, mùi hăng hoặc cay nồng. Mùi hương của lá nguyệt quế đối với loài gián lại là mùi hăng khó chịu.
Do đó một phương pháp được truyền tai nhau của các chị em nội trợ là vò khoảng 8-10 lá nguyệt quế, bỏ vào trong nước lau nhà rồi dùng nước đó lau như bình thường để xua đuổi gián.
Tại thị trường trong nước, giá lá nguyệt quế khô thường dao động trong khoảng từ 50.000 - 70.000 đồng/100gr và được bày bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Còn tại các siêu thị tại Mỹ, giá lá nguyệt quế dao động từ 540.000 - 630.000 đồng/oz, (tương đương 180.000 - 210.000 đồng/100gr.
Bên cạnh lá nguyệt quế, xuất khẩu lá tre tháng 2/2023 tăng đột biến 1.150% so tháng 2/2022. Còn tính đến hết tháng 2 năm nay, xuất khẩu loại lá này tăng 302,4% so với cùng kỳ năm trước đó. Tính đến hết tháng 3/2023, nhóm hàng rau quả mang về ước đạt 935 triệu USD, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư