"Một năm Hà Nội bán ra được bao nhiêu chiếc áo mưa?" - Ứng viên trả lời thông minh, trúng tuyển luôn công việc ngon nghẻ lương cao
Hội đồng tuyển dụng của một công ty tư vấn chiến lược tài chính lớn hàng đầu thế giới rất bất ngờ trước câu trả lời của ứng viên.
- 01-03-2022Hỏi: "Giữa bầu trời và mặt đất là gì?" Nam ứng viên trả lời "đám mây" bị loại ngay, đáp án của nhà tuyển dụng đố ai nghĩ ra!
- 28-02-2022Câu hỏi phỏng vấn: "Có 10.000 quả bóng được đánh số, tìm 3 quả lớn nhất?" - Ứng viên hóm hỉnh trả lời 1 câu khiến nhà tuyển dụng ưng ý ngay
- 25-02-2022Nhà tuyển dụng hỏi: "Bạn trai làm lương tháng 5 triệu, bạn có cưới không?" Ứng viên lựa chọn khôn ngoan liền nhận được việc ngay
Xã hội phát triển, nhu cầu tìm việc làm ngày càng cao dẫn đến sự cạnh tranh lớn trong thị trường tuyển dụng. Để chắt lọc ứng viên, các công ty cũng không hỏi nhiều về trình độ học vấn, năng lực bản thân bởi điều đó đã thể hiện trong CV (hồ sơ xin việc). Họ sẽ đưa ra các câu hỏi tình huống hay bài toán mẹo để kiểm tra kỹ năng của ứng viên.
Những câu hỏi mẹo, câu hỏi tình huống thường không có câu trả lời chung, mỗi người sẽ có cách trả lời khác nhau. Việc đặt ra loại câu hỏi này để đánh giá kỹ năng mềm và khả năng ứng biến của ứng viên. Họ yêu cầu nhân viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn nhanh nhạy với thời cuộc xã hội.
Vì vậy, hàng nghìn câu hỏi có 1-0-2 ra đời. Nhiều câu hài hước, kỳ quặc nhưng cũng nhiều câu hóc búa khiến ứng viên sợ xanh mặt, lúng túng như gà mắc tóc. Mới đây, câu hỏi của một nhà tuyển dụng tầm cỡ đã khiến nhiều ứng viên phải ra về trong nuối tiếc. Câu hỏi đưa ra như sau:
"Một năm Hà Nội bán ra được bao nhiêu chiếc áo mưa?".
Có thể thấy đây là bài toán nhằm tính độ lớn của thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm. Và tất nhiên, nhà tuyển dụng không yêu cầu các ứng viên đưa đáp số chính xác mà sẽ test (kiểm tra) khả năng tư duy, ứng biến.
Ảnh minh họa.
- Ứng viên 1: Dân số TP. Hà Nội tính đến năm 2022 là 8,5 triệu người. Vì vậy, một năm Hà Nội bán ra khoảng 8,5 triệu chiếc áo mưa.
Ngay khi hội đồng tuyển dụng đọc câu hỏi, ứng viên số 1 đã nhanh nhảu trả lời. Nhưng đáp án này không thuyết phục, nhà tuyển dụng muốn tiếp tục nghe những ý kiến khác.
- Ứng viên 2: Dân số Hà Nội có bao gồm những người ở các địa phương khác nhưng đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hà Nội không ạ?
Hội đồng tuyển dụng không hài lòng trước ứng viên 2 bởi không đưa ra được câu trả lời mà có những câu hỏi hết sức buồn cười. Và có vẻ ứng viên 2 chưa hiểu được dụng ý nhà tuyển dụng.
- Ứng viên 3: Với câu hỏi này, tôi cho rằng những người tiêu dùng áo mưa là những người đi xe máy và xe đạp, chứ ô tô thì ít người sử dụng. Tiếp theo, nhóm người này thường trong độ tuổi vị thành niên, người lao động. Tất nhiên trẻ nhỏ và người già thường ít sử dụng. Mọi suy đoán, lập luận của tôi chỉ mang tính tương đối, số liệu đưa ra không thể chính xác 100%.
Như vậy, tôi có công thức như sau:
Số lượng áo mưa Hà Nội = Số lượng xe máy, xe đạp * Nhu cầu 1 người.
Chẳng hạn, theo Tổng cục Thống kê, năm 2022, số lượng người lao động khoảng 55,1 triệu người. Cho rằng, nhu cầu 1 người sử dụng áo mưa trong một năm là 3 chiếc thì chúng ta sẽ có phép toán: 55.100.000 * 3 = 165.300.000 (áo mưa).
Ngay khi ứng viên vừa trả lời xong, 1 trong các sếp lớn đã vỗ tay khen ngợi và thông báo ứng viên có thể đi làm vào ngày mai. Thật ra, bài toán này không có gì gọi là đúng – sai, là do cách tư duy và lập luận của mỗi người. Ứng viên này bình tĩnh trả lời, không hề tỏ ra ấp úng.
Hơn thế, cách lập luận rất chặt chẽ, biết gắn số liệu vào nguồn thông tin chính xác như Tổng cục Thống kê. Khi lập công thức, ứng viên còn quy ra được các biến số cần tìm. Với cách tính này, nếu có số liệu trước mặt, hoàn toàn đưa ra được con số tương đối chính xác.
Nếu là bạn, bạn sẽ có câu trả lời như thế nào?
Pháp luật và bạn đọc