Một nữ du học sinh Việt kể chuyện từng bị đánh cắp danh tính ở Anh và hành trình 1 tháng để chứng minh "mình là mình"
Năm 2014, sau khi trở lại Anh để tiếp tục theo học chương trình Thạc sĩ, T.M đã bất ngờ phát hiện bản thân bị đánh cắp danh tính (identity theft) khi đăng ký số bảo hiểm xã hội. Sau đó cô đã mất hơn 1 tháng với 2 cuộc phỏng vấn và thẩm tra giấy tờ đểi được cấp mới mã số của mình.
- 09-01-2019Du học sinh Việt tiết lộ lý do vì sao các nhà hàng Pháp sẵn sàng vứt thức ăn thừa dù còn mới thay vì phân phát cho người vô gia cư
- 28-12-2018Bài viết gây bão về cuộc sống của du học sinh nghèo: Mua bất cứ đồ gì cũng quy ra tiền Việt
- 22-12-2018Tâm sự của một du học sinh Việt tại Nhật bị chủ cửa hàng nghi ngờ oan: Đi làm thêm đã dạy tôi biết xã hội Nhật như thế nào
Câu chuyện "Mắc kẹt ở Paris" của nữ du khách Phạm Thị Tuyết Mai (SN 1985, Hà Nội) được chia sẻ lên mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận những ngày gần đây.
Ngay sau đó, một trường hợp identity theft (đánh cắp danh tính) của nữ du học sinh Việt ở Anh cũng đã được chia sẻ lại trên FB như để nhắc nhở mọi người. Nữ du học tên T.M, cho biết cô may mắn khi chỉ mất khoảng 1 tháng để hoàn thành các thủ tục lấy lại thông tin và xác minh để có thể tiếp tục học tập và làm việc ở Anh.
Theo đó, T.M đã có thời gian học tập tại London, Anh. Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học, cô đã trở về Hà Nội sinh sống và làm việc, đồng thời cũng đã xác định sẽ quay lại Anh để tiếp tục hoàn thành chương trình Thạc sĩ.
Tuy nhiên, rắc rối bắt đầu xảy ra vào khoảng tháng 9/2014, khi T.M quay trở lại Anh để tiếp tục học tập.
"Năm 2014 khi quay lại Anh, một trong những việc đầu tiên mình làm là đăng ký số bảo hiểm xã hội, cũng dùng như mã số thuế cá nhân để tiện cho việc làm thêm/xin việc (số này là riêng biệt cho mỗi cá nhân, nếu ai đi làm thì bắt buộc phải có. Khi bạn đăng ký tài khoản ở gov.uk thì có thể kiểm tra khoản thuế thu nhập cá nhân cũng như số tiền đóng bảo hiểm hàng năm/tháng). Đây là 1 số rất quan trọng với mỗi người làm việc tại nước Anh".
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, ngay khi làm thủ tục đăng kí thông tin thì T.M đã nhận được thông báo tên và số hộ chiếu của cô trước đó đã được sử dụng và đăng kí vào tháng 12/2012 - tức là 2 tháng sau khi về lại Việt Nam.
"Sau khi minh hỏi kỹ thì họ thông báo lại là được đăng ký vào tháng 12/2012. Trong 2 ngày tiếp theo mình có trao đổi thêm với họ vài lần để xem tiếp theo sẽ như thế nào. Họ có phỏng vấn mình mình qua điện thoại 1 lần và sau đó hẹn mình 1 buổi phỏng vấn trực tiếp nữa. Sau khi kiểm tra hết toàn bộ giấy tờ yêu cầu thì khoảng 1 tháng sau mình nhận được thư cấp số thuế mới cho mình. Lúc đấy mình cũng ngại phiền phức nên không truy cứu sâu hơn", TM cho biết.
Chia sẻ thêm với chúng tôi về sực cố cô gặp phải từ 4 năm trước, T.M cho hay, "Lúc mình được thông báo là thông tin cá nhân của mình đã bị sử dụng thì chỉ cảm thấy số mình thật là xui. Cũng trong ngày hôm đấy khi chưa biết được họ sẽ xử lý thế nào thì cũng lo nhưng mình cố gắng bình tĩnh để giải quyết vấn đề thật nhanh gọn. Mình cũng không báo với gia đình vì sợ mọi người lo lắng".
T.M cũng cho biết, may mắn là việc xác minh lại thông tin cá nhân diễn ra nhanh chóng và cũng được hỗ trợ khá nhiều. "Trong 2 ngày, họ đã đưa ra cho mình giải thích và lịch hẹn. Sau đó gửi thư hẹn về tận nhà. Khi trao đổi qua điện thoại mình cũng xác nhận liên tục lại những tài liệu nào cần mang theo".
Cô cho biết thêm sự việc đã xảy ra hơn 4 năm rồi nên cô cũng không nhớ chi tiết nội dung những lần phỏng vấn đó. "Mình chỉ nhớ trong buổi phỏng vấn trực tiếp thì họ hỏi cả lịch sử 6-7 năm mình sống ở Anh thôi, từ ngôi nhà đầu tiên. Đoạn đấy mất thời gian nhất nên mình đặc biệt nhớ. Mình chỉ nhớ mang máng là mất gần 2 tiếng mới xong".
Dù không có gia đình bên cạnh và gặp phải rắc rối khi vừa đặt chân quay trở lại Anh nhưng cô vẫn có niềm tin vững chắc là sẽ không có chuyện gì xảy ra vì bản thân không làm gì phạm pháp. "Khi trao đổi qua điện thoại mình đã hỏi rất kỹ giấy tớ cần mang theo nên mình chưa từng nghĩ tới trường hợp xấu nhất", M. chia sẻ lại.
Ảnh minh họa
T.M thông tin thêm, sau nhiều năm học tập và sinh sống ở Anh cô gặp phải khá nhiều trường hợp bị đánh cắp danh tính. "Những trường hợp bị đánh cắp danh tính quanh mình rất nhiều, muôn hình vạn trạng. Nhưng bị giống hệt như mình thì mình chưa gặp ai cả. Nếu như mình không quay lại Anh và không đăng ký mã số thuế thì có lẽ bây giờ mình cũng không biết là có người đăng ký dưới thông tin của mình".
Sau tất cả những rắc rối về việc từng bị đánh cắp danh tính khi ở Anh mà T.M gặp phải, cô cũng đã đưa ra lời khuyên cho mộ người, đặc biệt là những du học sinh đang ở nước ngoài. "Để hạn chế việc bị đánh cắp thông tin, mọi người nên bảo mật thông tin tối đa, hạn chế đưa hình ảnh ID/hộ chiếu/visa/ ảnh thẻ lên mạng xã hội vì hiện nay ở nước ngoài bạn có thể mở tài khoản online, vay tiền,... mà chỉ cần ảnh passport và ảnh thẻ thôi.
Đồng thời cần đề cao cảnh giác và không gửi bản sao ID cá nhân lung tung. Rất nhiều dịch vụ ma bên này yêu cầu gửi bản scanned hộ chiếu trong khi họ không thực sự cần tới. Nếu như bạn không chắc chắn thì nên kiểm tra kỹ trước khi gửi. Xây dựng hệ thống quản lý giây tờ quy củ. Toàn bộ hợp đồng, giấy tờ nhà cửa, giấy tờ quan trọng nên giữ và bảo quản trong hộp chống cháy đề phòng bất trắc... Như vậy sẽ khó để người khác ăn cắp thông tin của bạn hơn", T.M lên tiếng nhắc nhở mọi người.
Trí thức trẻ