"Một quả hồng, mười vị thuốc": Mỗi bộ phận của quả hồng đều là thuốc quý, sử dụng đúng có tác dụng chống ung thư rất mạnh
Nguồn ảnh: Internet
Trong Đông y, quả hồng có vị ngọt chát, tính bình, có nhiều tác dụng chữa bệnh. Mỗi bộ phận của quả hồng, cây hồng đều có công dụng riêng.
- 17-09-2021Hồng giòn vào vụ ăn không hết, mẹ Việt ở Mỹ treo khô gửi biếu người thân trong nước, dùng cả năm vẫn giữ nguyên hương vị
- 04-09-2021Ăn hồng không nắm rõ 5 điều quan trọng sau, cẩn thận tắc ruột, nhập viện có ngày!
Tiết trời chuyển mình sang thu cũng là lúc những trái hồng căng mọng bắt đầu khoác lên mình tấm áo màu đỏ lựng, lấp ló trên những tán cây như những đốm lửa nhỏ sáng bừng. Đặc biệt, trong dịp Tết Trung thu này, những trái hồng giòn còn là một loại quả không thể thiếu trong hầu hết các mâm cỗ. Màu cam đỏ, chín mọng của thứ quả này khiến mâm cỗ nhà nhà càng thêm phần ấm cúng và đẹp mắt.
Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong mỗi quả hồng có chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao. Các chất chống oxy hóa, chống viêm, cùng với nguồn vitamin và chất khoáng dồi dào có trong hồng sẽ giúp chống lại các gốc tự do, bảo vệ các tế bào của cơ thể. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao hơn 1-2 lần so với các loại trái cây khác nên những trái hồng sẽ đem lại một hiệu quả rất lớn trong việc tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh, những bệnh xảy ra phổ biến khi tiết trời chuyển lạnh, hanh khô trong mùa thu và mùa đông.
Quả hồng giòn có chứa hàm lượng vitamin C cao, có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu hàng ngày của chất dinh dưỡng này đối với cơ thể. Ảnh: halallife
Với những lợi ích vượt trội đó, nhiều người trong chúng ta thường có thói quen chỉ chú trọng gọt lấy phần ruột quả để ăn. Tuy nhiên, theo Đông y, không chỉ thịt quả mà các bộ phận khác như tai hồng, lá hồng hay vỏ hồng,... cũng đều có thể được tận dụng để làm thuốc chữa bệnh. Chính vì vậy mà người xưa mới có câu "một quả hồng, mười vị thuốc". Hãy cùng tìm hiểu xem từng bộ phận của quả hồng sẽ công dụng gì trong việc chữa bệnh thông qua các bài thuốc cụ thể dưới đây:
- Phấn quả hồng ( Thị sương) có tác dụng làm giải nhiệt, tiêu đờm giảm ho, hỗ trợ điều trị niêm mạc miệng lưỡi: Lấy 10g phấn quả hồng, 5g bạc hà đem trộn lẫn với nhau sau đó nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở sẽ rất mau khỏi.
- Tai quả hồng (Thị đế) có công dụng chữa đái dầm ở trẻ em cũng như người lớn: Lấy 10-15 lá đem phơi khô sau đó nghiền mịn rồi sắc với 200ml nước, uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để chữa tiểu tiện ra máu, có thể sử dụng tai hồng phơi khô rồi đốt, sau đó nghiền mịn và trộn cùng với nước cơm hoặc cháo loãng, sử dụng ngày 2 lần uống vào lúc đói bụng, mỗi lần 6 gram.
Dùng tai quả hồng đem sắc uống sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc chữa đái dầm ở trẻ em và tiểu tiện ra máu. Ảnh: kknews.cc
- Lá hồng rất được khuyên dùng cho người bị huyết áp cao, có khả năng cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm: Lấy lá hồng rụng mùa thu rửa sạch, phơi khô sau đó nghiền mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Bên cạnh đó, uống trà lá hồng lâu ngày sẽ làm cho mạch máu mềm đi, hỗ trợ trong việc chữa trị xơ cứng động mạch, ngoài ra còn cải thiện chứng mất ngủ và tăng tuổi thọ
- Vỏ quả hồng có tác dụng chữa viêm da lở loét: Lấy 50g vỏ quả hồng, đốt cháy lớp ngoài chừng 70% sau đó tán nhỏ, trộn với mỡ lợn và bôi lên da. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý vì phần vỏ là phần tập trung phần lớn tanin của quả hồng vì vậy tuyệt đối không được ăn phần vỏ, vì nếu chất tanin đi vào cơ thể, lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi trong dạ dày.
Lưu ý: Thông tin những bài thuốc trên chỉ có tính chất tham khảo, trước khi muốn áp dụng người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ Đông y để để lựa chọn bài thuốc phù hợp cho cơ địa và trường hợp bệnh lý của người bệnh.
Theo Baidu