MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một thành phố trực thuộc Trung ương bất ngờ lọt top có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, vốn FDI tiếp tục sụt giảm

Một thành phố trực thuộc Trung ương bất ngờ lọt top có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, vốn FDI tiếp tục sụt giảm

Trước đó, cùng kỳ năm 2021, thành phố này ghi nhận mức tăng GRDP là 4,72%.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, GDP quý 1/2022 của cả nước ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,72% của quý 1/2021 và 3,66% của quý 1/2020, nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng 6,85% của quý 1/2019.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,45%, đóng góp 5,76% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,38%, đóng góp 51,08%; khu vực dịch vụ tăng 4,58%, đóng góp 43,16%.

Về cơ cấu nền kinh tế quý I/2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,94%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,97%; khu vực dịch vụ chiếm 41,70%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,39%.

Một thành phố trực thuộc Trung ương bất ngờ lọt top có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, vốn FDI tiếp tục sụt giảm - Ảnh 1.

Bất ngờ "đầu tàu" kinh tế phía Nam lọt top tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất

Về tăng trưởng GRDP của các địa phương trên cả nước trong quý 1/2022, có 6 tỉnh, thành phố đạt mức tăng trưởng trên 10% và 2 địa phương ghi nhận mức tăng trưởng âm. Cụ thể, hai tỉnh ghi nhận mức tăng trưởng âm là Trà Vinh (-5,25%) và Hà Tĩnh (-3,15%). Đây là hai địa phương tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước trong quý 1/2022.

Một thành phố trực thuộc Trung ương bất ngờ lọt top có tốc độ tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước, vốn FDI tiếp tục sụt giảm - Ảnh 2.

Đáng chú ý, trong top 5, đầu tàu kinh tế phía Nam như Bà Rịa - Vũng Tàu cũng lọt top các địa phương có mức tăng trưởng GRDP thấp nhất cả nước vào quý đầu năm, ở mức 0,18%. Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng ghi nhận mức tăng trưởng thấp, đạt 0,89%.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản của thành phố tăng 2,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,96%; khu vực dịch vụ tăng 0,8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 0,71%. Trước đó, cùng kỳ năm 2021, Đà Nẵng ghi nhận mức tăng GRDP là 4,72%.

Ngoài ra, trong mức tăng 0,89% của toàn nền kinh tế quý 1/2022, khu vực dịch vụ tăng 0,18%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,96%, đóng góp 0,39 điểm; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6%, đóng góp 0,04 điểm và thuế sản phẩm giảm 0,71%, làm giảm 0,08 điểm. Trong đó, giá trị tăng thêm (VA) khu vực dịch vụ tăng hơn 481 tỷ đồng; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 303 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Số DN Đà Nẵng rút lui khỏi thị trường vẫn chưa dừng lại 

Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, quy mô nền kinh tế thành phố Đà Nẵng trong quý 1 (tính theo giá hiện hành) ước đạt 26.769 tỷ đồng, tăng hơn 830 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, khu vực dịch vụ tăng hơn 481 tỷ đồng; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 303 tỷ đồng so với cùng kỳ. Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 1,75%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,12%; khu vực dịch vụ chiếm 67,13% và thuế sản phẩm chiếm 11%.

Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng thông tin, dấu hiệu phục hồi tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh mới đã thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới và sớm đưa các doanh nghiệp đã tạm ngưng quay lại hoạt động.

Tính từ ngày 15/1 đến ngày 15/3, Đà Nẵng đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký cho 876 doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.661 tỷ đồng; tăng 12,9% về số doanh nghiệp và tăng 10,7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng trong quý 1/2022, Đà Nẵng có 1.071 doanh nghiệp tạm ngừng đã quay trở lại hoạt động, tăng 62,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Tuy nhiên, một số ngành nghề vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục tăng 47% so với cùng kỳ (tương đương 1.868 doanh nghiệp). Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn chưa dừng lại, nhưng có xu hướng giảm.

Vốn FDI vào Đà Nẵng tiếp tục sụt giảm

Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong quý I/2022 (tính đến 15/3/2022), thành phố đã cấp mới chứng nhận cho 5 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 5,5 triệu USD, giảm 4 dự án và giảm 141 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Cùng với đó, có 5 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tổng giá trị góp vốn 224 nghìn USD, giảm 8 lượt nhà đầu tư và giảm hơn 1,4 triệu USD; 1 dự án điều chỉnh tăng vốn, phần vốn tăng thêm 1 triệu USD.

Trong quý 1/2022, Đà Nẵng đã hoàn tất thủ tục giải thể cho 145 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, giảm 7,4%; tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đăng ký của 11 doanh nghiệp với số vốn giảm là 560 tỷ đồng. Tổng số hồ sơ liên quan đến đăng ký doanh nghiệp tiếp nhận và xử lý trong quý 1/2022 là 6.460 hồ sơ, trong đó có 4.462 hồ sơ trực tuyến (chiếm 69%).

Dự kiến quý 2/2022, Đà Nẵng sẽ có 88,4% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định và tốt hơn quý 1/2022; 11,6% doanh nghiệp còn lại dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tháng 3/2022 tăng 1,8% so tháng trước và tăng 1,46% so với cùng kỳ và tăng 2,94% so với tháng 12/2021.

CPI bình quân quý 1/2022 tăng 0,33% so với cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân gia tăng chỉ số tiêu dùng là do tác động của giá gas, xăng dầu tăng mạnh trong thời gian qua đã khiến giá một loạt các mặt hàng, dịch vụ tăng cao.

https://cafef.vn/mot-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-bat-ngo-lot-top-co-toc-do-tang-truong-grdp-thap-nhat-ca-nuoc-von-fdi-tiep-tuc-sut-giam-20220411093756254.chn

Anh Vũ

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên