Một thập kỷ khẳng định vị thế cường quốc cà phê Việt Nam
Xuất khẩu cà phê Việt Nam 7 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 2,7 tỷ USD, tiếp đà tăng trưởng kỷ lục trên 4,06 tỷ USD của năm 2022, mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Kết quả này cho thấy triển vọng phát triển của ngành cà phê Việt Nam cũng như sự nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê nội địa nhằm khẳng định vị thế trên toàn cầu.
Liên tục tăng trưởng mạnh mẽ
Hiện tại, giá cà phê trong nước và quốc tế đặc biệt giá cà phê Robusta đang tăng cao. Nguồn cung cà phê trên thế giới đang bị thu hẹp và sự dịch chuyển xu hướng tiêu dùng sang Robusta thay thế cho Arabica đang mở rộng triển vọng tăng trưởng về nhu cầu và kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta Việt Nam trên toàn cầu. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023 – 2033.
Nhìn lại tiến trình 10 năm qua (2012-2022), theo thống kê của Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (VICOFA), sản lượng cà phê năm 2022 đạt 1,84 triệu tấn, tăng gần 21% so với 10 năm trước. Năng suất sản xuất cà phê năm 2022 đạt mức cao nhất với 28,2 tạ/ha. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam tăng mạnh mẽ, từ hơn 3 tỷ USD vào năm 2012 lên mức 4,06 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 35% sau 10 năm và dự kiến tiếp tục trong năm 2023. Đáng chú ý, trong hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cà phê Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ tại những quốc gia vốn là cường quốc cà phê thế giới như Ý, Đức, Pháp, Mỹ, châu Âu…
Á hậu Phương Nhi và Ngọc Thảo trải nghiệm văn hóa cà phê ngay tại quê hương hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ngon bậc nhất thế giới.
Không chỉ gia tăng giá trị xuất khẩu, lượng tiêu thụ cà phê nội địa Việt Nam cũng tăng trưởng tích cực, từ 0.5kg/người vào năm 2012 đã tăng gấp 4 lần lên trên 2kg/người vào năm 2022, chiếm >13% tổng sản lượng cà phê cả nước. Giá cà phê nội địa tăng từ khoảng 38.000 đồng/kg năm 2012 lên mức 43.500 đồng/kg năm 2022. Đặc biệt, sau nhiều đợt tăng giá từ đầu năm 2023 đến nay, giá cà phê trong nước hiện đạt mức 65.000 – 66.000 đồng/kg, tăng 49% so với năm 2022.
Quy mô hàng quán cà phê tại Việt Nam cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ. Theo thống kê đến hết năm 2022, Việt Nam có gần 338.600 nhà hàng/quán cà phê, với tốc độ hàng trăm quán cà phê được khai trương mới mỗi ngày. Doanh thu ngành F&B 2022 ước tính đạt 610 nghìn tỷ và tiếp tục xu hướng tăng trong năm 2023.
Danh tiếng cà phê Việt Nam ngày càng vang xa trên truyền thông thế giới, trong đó Cà phê phin, Cà phê sữa đá đặc sắc của Việt Nam cũng luôn là thức uống được các chính khách quốc tế, nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Mỹ Obama, các ngôi sao nổi tiếng thế giới dành lời khen và mong đợi thưởng thức khi đến Việt Nam. Thương hiệu hạt cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thế giới đánh giá cao về chất lượng, hương vị,… mở rộng triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu tiêu thụ tại cả thị trường trong nước và quốc tế.
Nỗ lực tạo dựng vị thế cường quốc cà phê
Kết quả tăng trưởng tích cực của ngành cà phê Việt Nam trong liên tiếp 10 năm qua được xem là tín hiệu tích cực của ngành. Đây là kết quả của những chiến lược, chính sách đúng đắn của Chính phủ và các địa phương trọng điểm như Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đối với sự phát triển của ngành cà phê Việt Nam, cũng như sự nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước.
Với năng suất, sản lượng Robusta đứng đầu cả nước, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là thành phố hạt nhân của vùng nguyên liệu cà phê nổi tiếng thế giới, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2019, Buôn Ma Thuột được định hướng phát triển, trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, "Thành phố cà phê của thế giới"; tạo động lực mạnh mẽ phát triển Đắk Lắk cùng các tỉnh Tây Nguyên sánh bước với cả nước theo tinh thần Kết luận số 67-KL/TW ngày 16.12.2019 của Bộ Chính trị.
Cà phê Trung Nguyên, G7 và Trung Nguyên Legend mang hương vị cà phê Robusta Buôn Ma Thuột hiện diện trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nỗ lực tạo dựng vị thế cho thương hiệu cà phê Việt Nam trên bản đồ cà phê thế giới.
Tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 vào tháng 3/2023, nhiều hội thảo, hội nghị với sự tham gia của các cơ quan Ban ngành, các Hiệp hội, nhà nghiên cứu đầu ngành, doanh nghiệp trong nước và quốc tế… đã được tổ chức nhằm xây dựng chuỗi giá trị ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững, khẳng định vị thế của Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đắk Lắk nói chung.
Cùng với nhận định ngành cà phê Việt Nam đang trên đà tăng trưởng, những thách thức, cơ hội được đặt ra và những giải pháp để đẩy mạnh thương hiệu, giá trị ngành cà phê, các cơ quan Ban ngành cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê trong nước đối với sự phát triển ngành cà phê Việt Nam. Trong đó, Trung Nguyên Legend, thương hiệu sáng nghiệp tại Buôn Ma Thuột, luôn gắn liền với những chính sách, định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và sự vận động chung của ngành cà phê thế giới, luôn nỗ lực đưa thương hiệu cà phê Robusta Buôn Ma Thuột ra toàn cầu. Đại diện Bộ Công thương nhận định: "Thương hiệu ngành được hình thành và phát triển nhờ sự phát triển của các thương hiệu sản phẩm cụ thể và doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ rất chặt chẽ giữa thương hiệu sản phẩm với thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu của ngành và thương hiệu quốc gia. Và Trung Nguyên Legend là một trong số doanh nghiệp tiên phong của ngành cà phê Việt Nam đã hết sức tâm huyết, nỗ lực để tạo ra và định vị được thương hiệu của Trung Nguyên nói riêng và vị thế của ngành cà phê Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới".
Á hậu Phương Nhi và Ngọc Thảo đam mê nguồn năng lượng thúc đẩy tư duy sáng tạo trong bộ sản phẩm Thiền Cà Phê Giàu có của Trung Nguyên Legend.
Mới đây, theo công bố vào tháng 6/2023 của Kantar Worldpanel, Trung Nguyên là thương hiệu cà phê rang xay được chọn mua nhiều nhất 10 năm liên tiếp tại Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định vị thế hàng đầu Trung Nguyên Legend trên thị trường, trong trái tim người tiêu dùng và những đóng góp của thương hiệu này đối với ngành cà phê Việt Nam.
10 năm qua, một hệ sản phẩm cà phê đa dạng với hơn 300 các dòng sản phẩm cà phê rang xay Trung Nguyên, cà phê hòa tan G7, sản phẩm cà phê năng lượng mới thuộc dòng cà phê hòa tan, cà phê viên nén, cà phê phin giấy, cà phê hạt,… mang thương hiệu Trung Nguyên Legend. Được tạo tác từ những hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột thơm ngon bậc nhất, những sản phẩm cà phê năng lượng của Trung Nguyên Legend đã hiện diện rộng khắp các kênh bán từ online đến offline tại Việt Nam cũng như trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Qua đó, Trung Nguyên Legend đã khẳng định được hương vị thơm ngon của cà phê Robusta Buôn Ma Thuột, cũng như tôn vinh, lan tỏa những giá trị văn hóa cà phê Việt Nam ra toàn cầu, trở thành niềm tự hào của thương hiệu Việt trên thế giới.
Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend tại Thượng Hải (Trung Quốc) tạo sức hút về những phong cách thưởng lãm cà phê khác biệt, đặc biệt cô lọc 3 văn minh cà phê thế giới và văn hóa cà phê Việt Nam.
Không chỉ sáng tạo hệ sản phẩm cà phê đa dạng, Trung Nguyên Legend đã tâm huyết nghiên cứu và cô lọc tinh hoa của 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu của thế giới: Ottoman - Roman - Thiền, đóng góp những phong cách thưởng lãm cà phê khác biệt, tạo dấu ấn đặc biệt của thương hiệu cà phê Việt Nam. Hệ thống cửa hàng Trung Nguyên E-Coffee bao phủ khắp các tỉnh thành Việt Nam đã và đang tạo nên một hình ảnh hoàn toàn mới của một đất nước được mệnh danh là cường quốc cà phê. Trong khi đó, chuỗi không gian Trung Nguyên Legend và mô hình Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend – nơi hội tụ tinh hoa 3 văn minh cà phê đang phát triển mạnh mẽ trong nước và quốc tế đã giúp đẩy mạnh sự hiện diện của cà phê Việt Nam ra thế giới với các không gian mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Đặc biệt, với khát vọng thế giới khi nhắc tới cà phê sẽ nghĩ tới Việt Nam, Trung Nguyên Legend đã không ngừng sáng tạo hệ sinh thái cà phê khác biệt, đặc biệt để nâng tầm văn hóa cà phê Việt Nam, góp phần định vị cà phê Việt trên bản đồ thế giới. Nhiều sản phẩm cà phê văn hóa, cà phê nghệ thuật, cà phê tinh thần đặc biệt đã được Trung Nguyên Legend nghiên cứu tạo tác nên như: Thiền cà phê, show nghệ thuật trình diễn pha chế ba nền văn minh cà phê với công nghệ 3D mapping; Vở vũ kịch "Chuyện kể 3 nền văn minh cà phê"…
Bảo tàng thế giới cà phê "là nơi bạn có thể chìm đắm trong văn hóa cà phê" (theo tạp chí National Geographic bản tiếng Tây Ban Nha), đang diễn ra triển lãm chuyên đề "Gần hai thế kỷ cà phê Việt Nam chinh phục toàn cầu", giới thiệu hành trình Việt Nam trở thành cường quốc cà phê Robusta hàng đầu thế giới.
Cùng với đó, tầm nhìn về một cộng đồng cà phê toàn cầu, Trung Nguyên Legend tiên phong đóng góp mọi nguồn lực cùng với Chính phủ, đồng hành cùng UBND tỉnh Đắk Lắk, thành phố Buôn Ma Thuột triển khai dự án Thành phố Cà phê với công trình biểu tượng của ngành cà phê Việt Nam – Bảo tàng thế giới cà phê trong hơn 1 thập kỷ qua, từng bước xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành thủ phủ cà phê toàn cầu. Trung Nguyên Legend đang đồng hành cùng với UBND tỉnh Đắk Lắk đang trong tiến trình đề xuất cà phê sữa đá, cà phê phin của Việt Nam thành di sản được UNESCO công nhận.
Đồng thời, Trung Nguyên Legend còn tiên phong nghiên cứu, biên soạn, đăng tải hàng trăm ngàn các bài viết về cà phê trên các trang báo uy tín nhằm nâng cao sự hiểu biết của người tiêu dùng về giá trị cà phê Việt Nam. Các cuốn sách như "Hiểu về cà phê", "Cà phê Triết đạo" được Trung Nguyên Legend phát hành cung cấp cho cộng đồng người tiêu dùng trong nước những kiến thức hữu ích để hiểu đúng về cà phê cùng nguồn gốc và vai trò của cà phê trong lịch sử phát triển con người, xã hội.
Á hậu Phương Anh và Ngọc Thảo khám phá những kiến thức hữu ích về cà phê chứa đựng trong cuốn sách "Cà phê Triết đạo" do Trung Nguyên Legend nghiên cứu và biên soạn tại Thế giới cà phê Trung Nguyên Legend số 7 Nguyễn Văn Chiêm (Quận 1, Tp.HCM).
Khát vọng và nỗ lực không ngừng của Trung Nguyên Legend đã tạo nguồn cảm hứng cho hàng trăm ngàn hãng cà phê, hàng quán cà phê được ra đời tại Việt Nam. Qua đó, tạo ra hơn 1.9 triệu lao động trực tiếp từ ngành cà phê, hình thành nên hệ sinh thái cộng đồng từ người trồng cà phê – doanh nghiệp sản xuất, chế biến – mạng lưới phân phối – người tiêu dùng cùng nhau thúc đẩy ngành công nghiệp cà phê Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Việt Nam không chỉ là một cường quốc cà phê Robusta hàng đầu thế giới mà còn là một thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng với hơn 100 triệu dân. Theo định hướng của Chính phủ trong thời gian tới, cùng với tăng cường xuất khẩu cà phê thành phẩm có thương hiệu, ngành cà phê Việt Nam cần chú trọng phát triển thị trường cà phê nội địa, nâng tỷ lệ tiêu thụ cà phê nội địa từ mức 13% hiện tại lên khoảng 25-30%, tương đương với các nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới như Brazil (tiêu thụ 5,8kg/người/năm), Mỹ (4,2 kg/người/năm). Với sự quan tâm, đồng hành của Chính phủ cùng các bộ ban ngành, chính quyền địa phương, và sự nỗ lực của những doanh nghiệp tiên phong như Trung Nguyên Legend, sẽ góp phần thúc đẩy gia tăng tiêu thụ nội địa, khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên các thị trường quốc tế hàng đầu: Đông Nam Á, châu Á, châu Âu, Mỹ,… từng bước hiện thực hóa tầm nhìn 20 tỷ USD cho ngành cà phê Việt Nam./.
Nhịp sống thị trường