Một trái cây quen thuộc sau khi sấy khô được ví là “nhân sâm giá rẻ”
Nho khô được nhiều người ví như “nhân sâm giá rẻ” vì có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng giống như nhân sâm thì chúng ta phải ăn loại trái cây khô này điều độ mới tốt và tránh được tác dụng phụ.
- 05-06-2023Đậu bắp được ví như 'nhân sâm xanh' nhờ 5 tác dụng này
- 04-06-2023Dân gian có câu “thứ nhất tam thất, thứ nhì nhân sâm", lạm dụng nên coi chừng
- 01-06-2023Loại quả được ví như “nhân sâm xanh”, giá chỉ khoảng 30.000 đồng/kg nhưng nhiều người chê không ăn
Tiến sĩ Carolina Castro là chuyên gia Dinh dưỡng và Thần kinh học nổi tiếng người Úc. Bà có trên 10 năm kinh nghiệm lâm sàng và 7 năm nghiên cứu, giảng dạy về dinh dưỡng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bà chia sẻ, hầu hết mọi người đều cho rằng trái cây tốt nhất khi ăn tươi, tuy nhiên có một số loại trái cây lại được tăng cường lợi ích sức khỏe sau khi được sấy khô.
Một trong số đó chính là trái nho. Tiến sĩ Carolina cho biết thêm, nho khô không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm đẹp rất tốt. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh rằng chúng ta nên ăn nho khô thường xuyên, thậm chí ăn mỗi ngày nhưng không nên ăn quá nhiều. Bởi tiêu thụ quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột và cũng gây ra nhiều phản ứng dị ứng.
Cụ thể, người trưởng thành nên ăn khoảng 10 - 15 quả nho khô mỗi ngày. Những người tiểu đường thì tốt nhất là nên tránh xa nho khô hoặc ăn dưới 5 quả 1 ngày. Trẻ em cũng không nên ăn nhiều nho khô vì dễ sâu răng, người đang muốn giảm cân cũng nên hạn chế trái cây này vì sau khi sấy khô chúng khá nhiều đường.
Lý do nhiều người ví nho khô như “nhân sâm giá rẻ” là bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe, từ trong ra ngoài. Nổi bật nhất phải kể đến như:
1. Cải thiện tiêu hóa
Một trong những lợi ích đáng chú ý nhất của nho là cải thiện tiêu hóa. Ngoài việc chứa một lượng lớn chất xơ hỗ trợ táo bón, nho khô còn rất tốt cho nhu động ruột. Chất xơ trong nho khô có thể loại bỏ các độc tố và chất thải qua đường tiêu hóa.
Đặc biệt, lượng chất xơ hòa tan trong loại trái cây sấy khô này rất hữu ích trong việc giúp phân đi qua ruột dễ dàng hơn. Điều này có thể giúp cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy việc đi vệ sinh đều đặn.
2. Góp phần ngăn ngừa ung thư
Theo Tiến sĩ Carolina, nho khô chứa thành phần phenolic cao có khả năng chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta vì chúng ngăn chặn các gốc tự do.
Các gốc tự do là một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến sự phát triển tự phát của tế bào ung thư cũng như sự lây lan của ung thư, đó là lý do tại sao các loại thực phẩm chống oxy hóa cao như nho khô lại là một loại thực phẩm chống ung thư tuyệt vời.
3. Tăng cường tạo máu, ngừa thiếu máu
Ngoài các vitamin nhóm B, nho khô còn chứa đồng và sắt. Tiến sĩ Carolina cho biết đây lây là những chất giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và cấu tạo hồng cầu. Nên nếu sử dụng nho khô hàng ngày, sẽ giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về thiếu máu, thiếu sắt của cơ thể.
Bên cạnh đó, nho khô còn có công dụng kích thích và thúc đẩy quá trình đông máu, giúp vết thương nhanh lành hơn.
4. Tốt cho dạ dày
Không phải ai cũng biết rằng nho khô có tác dụng giảm đau và trung hòa axit dạ dày. Bởi nho khô chứa một lượng đáng kể các khoáng chất có lợi, chẳng hạn như sắt, đồng, magiê và kali. Đây là các khoáng chất kiềm giúp cân bằng mức độ axit trong dạ dày.
Ảnh minh họa
Trái cây này cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp xoa dịu các vết thương dạ dày, phục hồi niêm mạc dạ dày tổn thương và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Nổi bật như chất chống oxy hóa Polyphenol, hợp chất Resveratrol (có nhiều trong vỏ nho), các flavonoids, Beta caroten, vitamin C, vitamin K, kẽm và axit folic.
5. Tốt cho tim mạch
Thường xuyên ăn nho khô có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch so với các loại đồ ăn vặt khác. Điều này do nho khô là một loại thực phẩm ít natri, đồng thời cũng chứa một nguồn kali tốt, giúp các mạch máu thư giãn. Trung bình trong 100g nho khô có đến 32mg kali nên giảm được áp lực ở các mạch máu, từ đó giúp hạ huyết áp.
Nho khô cũng là một nguồn hợp chất chống oxy hóa tốt. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nho khô có tác dụng giảm mỡ máu, hỗ trợ làm tan cục máu đông nên phòng ngừa bệnh tim mạch - mạch máu não rất tốt.
6. Tăng cường thị lực
Nho là trái cây rất giàu polyphenol và vitamin A. Đây đều là các chất dinh dưỡng từ thực vật, có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả và rất tốt cho mắt. Khi ăn nho, đặc biệt là nho khô thì các chất này sẽ vào trong cơ thể, giúp ngăn chặn sự hoạt động của các gốc tự do gây đục thủy tinh thể, suy giảm thị lực.
7. Tốt cho xương và răng
Tiến sĩ Carolina cho biết, trong 100g nho khô chứa khoảng 45mg canxi, tương đương 4% nhu cầu hàng ngày của người trưởng thành. Canxi rất cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh của bạn. Vì vậy, thường xuyên ăn nho khô sẽ giúp xương chắc khỏe hơn, hạn chế nguy cơ loãng xương và một số chứng rối loạn khác ở xương.
Bên cạnh đó, loại trái cây khô này còn giàu axit oleanolic - một trong những hóa chất thực vật cần thiết để giữ cho răng khỏi sâu và giòn. Axit oleanolic ức chế sự phát triển của hai loài vi khuẩn miệng: Streptococcus mutans (gây sâu răng) và Porphyromonas gingivalis (gây bệnh nha chu hay còn gọi là bệnh viêm nướu răng).
8. Cải thiện đời sống tình dục
Để cải thiện đời sống tình dục, bạn có thể sử dụng nho khô. Chúng chứa arginine - loại axit amin có thể gây kích thích và tăng ham muốn tình dục. Nó tốt cho nam giới và được sử dụng để điều trị rối loạn chức năng cương dương. Bên cạnh đó, năng lượng từ nho khô cũng có thể thúc đẩy đời sống vợ chồng.
9. Làm đẹp da và tóc
Chất chống oxy hóa đa dạng trong nho khô có thể giúp giữ cho các tế bào da trẻ và ngăn ngừa thương tổn từ các tế bào lão hóa. Nho khô cũng chứa các chất dinh dưỡng có giá trị, chẳng hạn như vitamin C, selen và kẽm. Sự kết hợp các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa này giúp da chậm lão hóa, ngăn ngừa các bệnh về da rất tốt.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, ăn nho khô thường xuyên cũng có thể giúp tóc giảm gãy rụng, bóng mượt, chắc khỏe và mọc nhanh hơn. Đó là nhờ trái cây này có chứa hàm lượng vitamin B phức tạp, sắt, kali, và các chất chống oxy hóa.
Phụ nữ Việt Nam