Một triết lý của người Nhật lại là bí quyết thành công của những ông lớn kinh doanh hàng đầu nước Mỹ: Bất kể ta đang ở đâu, sẽ luôn có cách để tốt hơn
Triết lý kaizen - hay liên tục cải thiện - là sự kết hợp của hai từ: kai, nghĩa là thay đổi, và zen, nghĩa là tốt. Triết lí này dần được biết đến ở phương Tây sau khi nhà lý thuyết tổ chức người Nhật Masaaki Imai phát hành cuốn sách Kaizen: Chìa khóa thành công cạnh tranh của Nhật Bản vào năm 1986.
- 26-05-2022Công bố toàn bộ ảnh và chuyện chưa kể trong đám cưới 91 tỷ của Brooklyn Beckham: Hôn lễ nhà siêu sao và tỷ phú ấm áp lạ thường!
- 25-05-2022Hoàng Đức Nhà TO – Từ reviewer nhà siêu to, độc lạ tới người “bán trải nghiệm thượng lưu”: “Khách chốt mua du thuyền 40 tỷ đồng sau 1 buổi cà phê”
- 25-05-2022Làm thế nào để biến 1 - 11 = 100 trở thành phép tính đúng? Người có IQ cao chỉ cần đúng 5 giây là đưa ra đáp án chính xác!
Khái niệm cốt lõi của kaizen tương đối đơn giản: Ta luôn có thể làm điều tốt hơn, ngay cả khi mọi thứ có vẻ đang ổn định. Kaizen được biết đến nhiều nhất như một trong những triết lí trụ cột của hãng Toyota nổi tiếng, thậm chí phạm vi của nó còn vươn xa bên ngoài Nhật Bản. Lấy ví dụ, chuỗi cửa hàng tạp hóa được yêu thích trên đất Mĩ Trader Joe’s đã áp dụng kaizen từ năm 2007, để rồi từng bước gặt hái thành công và danh tiếng vốn không dễ gì có được ở xứ cờ hoa.
Vậy làm thế nào các công ty như Toyota hay Trader Joe’s đã áp dụng thành công triết lí kaizen, kể cả khi mọi thứ dường như ổn định đến mức không có gì phải cải thiện?
Giải quyết các vấn đề tồn đọng
Trở lại năm 2004, dù email vẫn còn nhiều vấn đề không ổn, nhưng nhìn chung mọi người đều chấp nhận chúng, vì ít nhất sử dụng email cũng đỡ hơn là gửi những bức thư tay tốn hàng tuần hoặc hàng tháng trời. Lúc đó, thao tác với email cũng khá cồng kềnh - soạn một tin nhắn có nghĩa là mở một trang mới, nhập địa chỉ email theo cách thủ công, v.v…, nhưng vẫn là đủ tốt với nhiều người.
Mặc dù vậy, gã khổng lồ công nghệ Google không nghĩ đó là đủ, và bắt tay vào cải tiến email của hãng theo hướng giải quyết mọi khó khăn mà người dùng gặp phải. Gmail đã tự tay đánh bại các đối thủ cạnh tranh nhờ dịch vụ nhanh như chớp, dung lượng lưu trữ khổng lồ, tính năng tự động hoàn thành email và giao diện gọn gàng.
Như người đồng sáng lập Google Larry Page từng chia sẻ, nguồn cảm hứng cho Gmail đến từ sự phàn nàn của một người dùng về chất lượng kém của hệ thống email hiện có. Chính việc tập trung cải tiến liên tục bất cứ vấn đề nào là chìa khóa đưa Gmail trở thành email ưu việt hàng đầu trên Internet.
Quan tâm đến các dự án bên lề
Những người tuân theo kaizen biết rằng cải tiến liên tục đòi hỏi tư duy sâu sắc và sự sáng tạo. Do đó, sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhiều phát kiến nổi tiếng như thuyết tương đối hay Craigslist đều bắt đầu với tư cách là một dự án bên lề.
Ai cũng biết rằng Google yêu cầu nhân viên sử dụng 20% thời gian làm việc để tập trung vào một dự án khác - không liên quan đến công việc hàng ngày - mà họ nghĩ sẽ mang lại lợi ích cho công ty. Cũng chính nhờ khoảng thời gian này, nhà phát triển Paul Buchheit đã hình thành ý tưởng cho Gmail.
Làm những công việc lặp đi lặp lại ngày qua ngày có thể gây cản trở thực sự cho tư duy sáng tạo. Nếu là chủ doanh nghiệp, hãy cân nhắc dành cho nhân viên một khoảng thời gian nhất định để quan tâm đến các dự án ngoài lề công việc chính. Điều này không chỉ dẫn đến một số đổi mới quan trọng mà còn là một cách tuyệt vời để cùng làm việc và suy nghĩ mới mẻ về mọi thứ.
Tự nhìn nhận bản thân
Kaizen có nghĩa là không bao giờ chấp nhận hiện tại. Nhưng để xác định các lĩnh vực cần phát triển, ta phải sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân.
Deryl Sturdevant, một cựu giám đốc điều hành tại Toyota, cho biết đây là điểm mà nhiều lãnh đạo gặp khó khăn. Sturdevant giải thích rằng trong nhiều trường hợp, các giám đốc điều hành không nhìn nhận trung thực hoặc đánh giá khách quan về hiệu suất của họ mà có xu hướng tập trung vào những việc tốt hơn. Điều này đương nhiên không xuất hiện trong bộ máy của Toyota, nơi mà “ngay sau khi bạn bắt đầu đạt được nhiều tiến bộ để đạt được mục tiêu, mục tiêu sẽ được thay đổi và mọi nỗ lực cần tiếp tục tiếp diễn.”
“Chỉ thông qua sự tự phản ánh trung thực, các nhà quản trị cấp cao mới có thể học cách tập trung vào những điều cần cải thiện, học cách thu hẹp khoảng cách và đến được nơi họ cần.”
Đối với một doanh nhân bận rộn, dành thời gian để tự nhìn nhận bản thân là một điều không dễ dàng. Nhưng đây là điều tối quan trọng. Cần dành thời gian để thường xuyên đánh giá lại bản thân và kiểm tra xem ta đã đạt được mục tiêu tốt như thế nào, công ty có còn trung thành với các giá trị cốt lõi hay không, và nhắc nhở bản thân về động lực phấn đấu. Viết nhật ký cũng là một giải pháp hay, vì nó giúp ta có không gian để trút bỏ những chuyện vặt vãnh khỏi tâm trí và suy nghĩ rõ ràng hơn về những gì hiệu quả và những gì không.
Kiên trì
Gmail đã hoạt động trong nhiều năm trước khi cuối cùng được niêm yết cho công chúng. Bất kể việc ta đang làm gì, điều quan trọng là phải tập trung vào việc cải thiện, vượt qua mọi trở ngại.
Các doanh nhân luôn mang sẵn phẩm chất kiên trì bên trong tư duy - và sau cùng, việc khởi nghiệp kinh doanh đòi hỏi điều đó. Nhưng đó chưa phải là đủ. Cải tiến liên tục có nghĩa là duy trì động lực sau khi doanh nghiệp đã vận hành, bất kể mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp như thế nào. Điều này sẽ mang lại cho ta lợi thế cạnh tranh trong thời điểm thuận lợi và khả năng thay đổi hướng đi khi có trở ngại. Bất kể ta đang ở đâu, sẽ luôn có cánh cửa mở ra sự phát triển.
Theo Entrepreneur