Mua căn nhà 200m2 lụp xụp trong ngõ sâu, nhờ bạn thiết kế lại: Nhận thành quả đẹp không thốt nên lời chỉ sau 1 năm
Sau quá trình “đại tu”, ngôi nhà lụp xụp đã hoàn toàn biến mất để thay vào đó là một không gian hiện đại, tiện nghi mà vẫn giữ nguyên nét cổ kính của khu phố cổ.
- 22-07-2022Triệu phú Mỹ chỉ ra 3 thứ “sai lầm”: Ai cũng đổ vào mua nhưng thực chất chỉ toàn phí tiền
- 20-07-2022Nghiên cứu mới cho thấy, hầu hết mọi người không muốn trở thành tỷ phú: Tiền bạc có quan trọng như bạn nghĩ?
- 19-07-2022Ái nữ của đế chế Kering: Luôn muốn hoàn hảo, là người thừa kế tiềm năng nhưng chỉ thích sống giản đơn
Vào năm 2019, một người đàn ông đã mua ngôi nhà cũ có diện tích khoảng 200m2, nằm cạnh bờ sông trong khu vực thành phố cổ Thiệu Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc.
Sau đó, anh ta mời bạn của mình là kiến trúc sư Vương Bân thiết kế lại để làm mới ngôi nhà mà vẫn giữ được nét cổ kính, vintage, hài hòa với khu phố cổ xung quanh. Vậy là dựa trên đường lối của ngôi nhà cũ, kiến trúc sư đã lên kế hoạch để “biến hóa” mọi thứ một cách khôn lường.
Thành phố ven sông mang vẻ thơ mộng, cổ kính.
Kiến trúc sư Vương (bên trái) cùng gia chủ (bên phải).
Ngõ hẹp bên lối vào nhà.
Thành cổ Thiệu Hưng nằm sâu trong ngõ hẹp, phải đi bộ một quãng dài mới tới lối vào nhà. Điều đó khiến kiến trúc sư Vương nghĩ tới các thành phố cổ như Mantova, Urbino ở Ý và Granada ở Tây Ban Nha mà mình từng ghé thăm. Tại đây, có nhiều ngôi nhà nhìn từ bên ngoài đã cũ kỹ nhưng bên trong được thiết kế và tu sửa lại để trở nên hiện đại và tiện nghi.
Anh quyết định dựa trên cơ sở tôn trọng đặc điểm lịch sử, tiến hành cải tạo không gian và thay thế công năng để “phù phép” cho ngôi nhà cũ kỹ một vẻ đẹp hoàn toàn khác.
Căn nhà lụp xụp mà gia chủ đã mua.
Ngôi nhà trong quá trình sửa sang, xây dựng lại.
Hình ảnh trong quá trình cải tạo vào tháng 1 năm 2021.
Dựa trên kết cấu cũ của ngôi nhà, kiến trúc sư Vương đã nghĩ ra một cách để “ve sầu thoát xác”. Toàn bộ ngôi nhà được xây mới theo đường nét của ngôi nhà cũ từ chiều dài, chiều rộng, đường gờ và độ cao của mái. Họ vẫn giữ lại đặc điểm tường trắng, ngói đen, mái dốc để thống nhất với kết cấu của thành phố cổ.
Điểm khác biệt đó là xây dựng hai bức tường mới được nâng lên so với bức tường cũ, bên trong những bức tường mới sẽ có một không gian hoàn toàn rộng mở và tự do đi lại.
Ngoài sân còn có một bức tường cũ.
Độ khó của thiết kế cũng như những vướng mắc khách quan khác khiến kế hoạch thiết kế và quy hoạch đã phải sửa đổi bốn lần và mất nhiều tháng ròng mới có thể tiến hành.
Sau khi xây dựng xong công trình, đội ngũ mất thêm nhiều tháng trời để thiết kế và lắp đặt nội thất, giúp không gian sáng sủa hơn.
Một tòa nhà phù hợp với nhịp sống hiện đại lặng lẽ được dựng lên giữa thành phố cổ.
Sảnh trước nhà. Tiền sảnh nhỏ và được lát bằng những phiến đá, tương đồng với hẻm ngoài trời.
Phòng khách.
Phòng khách thiết kế rộng rãi, cao hai tầng. Bề mặt rộng 6,6 mét và được chia thành hai không gian, một lớn và một nhỏ.
Hướng Đông của phòng có view nhìn ra sông, một hướng khác nhìn ra khoảng sân nhỏ với cây cổ thụ trải bóng. Điều này giúp không gian thêm thoáng đãng và mát mắt.
Ở đầu kia, là một phòng trà có view hướng ra sông, có cửa sổ rộng mở.
Những chiếc thuyền lừng lững đi qua, khung cảnh của cây cầu và dòng nước chảy đều được phản chiếu, tạo thành bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp qua ô cửa kính.
Hình ảnh cầu thang trong nhà.
Một cầu thang đổ bê tông đứng vững chãi ở phía trong của phòng khách, nối từ tầng một đến tầng ba. Đi lên các bậc thang, ở mỗi khúc quanh, mọi người đều có thể nhìn thấy phong cảnh độc đáo của thành phố cổ.
Trên lầu hai có một hành lang để nghỉ chân, mọi người có thể dựa vào lan can để ngắm lầu một. Có thể thả màn chiếu từ đây xuống để biến lầu một thành một phòng chiếu phim nhỏ xinh.
Bên ô cửa kính cuối hành lang, nơi có ánh sáng tự nhiên ùa vào, một chiếc sô pha đơn và chiếc bàn nhỏ được đặt để ngồi nghỉ ngơi, thư giãn.
Khu vực tiếp khách tầng 3.
Sân thượng tầng 3.
Trên tầng 3, có một phòng làm việc nhỏ và một không gian nghỉ ngơi, còn lại là không gian sân thượng.
Từ sáng đến trưa, ánh nắng xuyên qua các ô cửa sổ vuông vắn, hội tụ và chiếu vào bên trong.
Gia chủ có một bộ sưu tập sách lớn nên một giá sách với chiều cao 4,5 mét được thiết kế. Đồng thời, giá sách còn đóng vai trò kết cấu gia cố cho bức tường cũ phía sau.
Ngôi nhà được lát gạch hình vuông màu đỏ đất.
Không gian nội thất.
Trong truyền thống kiến trúc của Thiệu Hưng, có một kiến trúc gọi là "tường rỗng", nghĩa là trong các viên gạch được khéo léo xếp chồng lên nhau làm sao để tạo ra một cái hốc giữa bức tường, tương đương với việc làm tường hai lớp. Khoảng rỗng này sẽ là nơi đặt đường ống nước thải và hệ thống dây điện của ngôi nhà.
Như vậy, sẽ không thể tìm thấy bất kỳ dây trần nào trong nhà. Tất cả các loại dây từ đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm được “giấu đi”. Nhờ vậy, không gian gọn gàng và sáng sủa hơn rất nhiều.
Gia chủ mời bạn bè đến chơi nhà.
*Theo Zhihu