Mùa đông lạnh như vậy, ăn trái cây có hại dạ dày không: Chú ý đến 3 điểm để an tâm thưởng thức trong thời tiết lạnh giá!
Mùa đông thời tiết lạnh, ăn trái cây có tốt không?
Mùa đông thời tiết se lạnh lại hanh khô, lẽ ra nên ăn nhiều hoa quả để bổ sung nước, nhưng nhiều người còn tâm lý e ngại, đặc biệt là trẻ em gái và người già. Họ thường cho rằng trái cây quá lạnh ăn vào mùa đông lạnh như vậy sẽ hại dạ dày, thậm chí tiêu chảy, đau bụng...
- 10-12-20213 loại rau được xem là “tổ ký sinh trùng”, vừa ngon vừa rẻ nhưng sẽ là Ổ BỆNH nếu không được chế biến sạch sẽ
- 08-12-2021Cẩn trọng ngay với 5 nhóm thực phẩm dễ làm tăng đường huyết: Hạn chế ngay từ sớm kẻo mỡ máu đe dọa
- 01-12-2021Sau tuổi 50 thất bại đáng sợ nhất không phải là KHÔNG CÓ TIỀN, mà là 3 ĐIỀU sau đây
Thực tế, đối với những người khỏe mạnh, không có loại trái cây nào có thể làm "tổn thương dạ dày". Nếu bạn không bị dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định thì hoàn toàn có thể ăn vào mùa đông.
Tất nhiên, khả năng chịu đựng của mỗi người đối với nhiệt độ là khác nhau. Một số người chịu lạnh kém, khi ăn hoa quả lạnh vào mùa đông sẽ bị khó chịu, thậm chí đau bụng, tiêu chảy, đau bụng kinh... Nếu bạn thuộc tuýp người này, bạn có thể chế biến trái cây thành các món nóng trước khi ăn.
Nếu không bị khó chịu khi ăn, bạn hoàn toàn có thể ăn trái cây vào mùa đông. Ảnh: unsplash .com
Ăn trái cây vào mùa đông có thể gây tiêu chảy vì quá lạnh hay không?
Chúng ta vừa nói rằng trái cây sẽ không làm tổn thương dạ dày, vậy tại sao một số người lại bị tiêu chảy khi ăn quá nhiều một loại trái cây nào đó vào mùa đông? Có phải vì trời quá lạnh?
Trên thực tế, nếu bạn bị tiêu chảy sau khi ăn trái cây, có thể do một số lý do:
(1) Dị ứng hoặc không dung nạp
Nếu bạn không dung nạp hoặc dị ứng với loại quả này, bạn có thể bị tiêu chảy.
(2) Quả bị nhiễm vi khuẩn và trứng kí sinh
Trước đây, bề mặt trái cây có thể bị dính trứng ký sinh trùng, vi sinh vật gây bệnh,… hoặc sử dụng một số loại phân chưa qua xử lý khiến người già và trẻ em có khả năng miễn dịch kém dễ bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Trên thực tế, chỉ cần mua hoa quả tươi và chú ý rửa sạch bằng nước, hoặc gọt vỏ trước khi ăn thì sẽ không có vấn đề gì.
(3) Không dung nạp fructose.
Nhiều người không thể tiêu hóa tốt đường fructose. Sự hấp thụ fructose cần một "phương tiện vận chuyển" được gọi là chất mang fructose. Tuy nhiên, số lượng chất mang fructose có hạn, nếu ăn quá nhiều fructose thì chất mang fructose sẽ không đủ và một số fructose sẽ không được hấp thụ, dẫn đến đau bụng, phân lỏng và các vấn đề khác.
Vì vậy, khi ăn trái cây bị tiêu chảy chưa chắc đã là biểu hiện của tổn thương dạ dày.
Nếu ăn một số loại trái cây và bị tiêu chảy, đó cũng có thể là chứng không dung nạp đường fructose. Ảnh: freepik.com
Trái cây rất lạnh, vậy bạn có thể ăn sau khi đun nóng không?
Thực tế, chất dinh dưỡng bị hao hụt do đun không nhiều như mọi người tưởng tượng. Các chất dinh dưỡng chịu nhiệt nhiều nhất trong trái cây chủ yếu là vitamin C, vitamin B,... nhưng thất thoát nhìn chung không quá 50%.
Còn các chất dinh dưỡng khác như carotenoit thì không sợ nóng và không bị hao hụt nhiều khi đun nóng. Hơn nữa, "rơi rụng" chất dinh dưỡng không có nghĩa là hết sạch, so với việc không ăn trái cây thì ăn trái chín vẫn có thể nhận được phần lớn dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, trái cây sau khi nấu chín sẽ làm giảm kích thích đường tiêu hóa do chất xơ và các thành phần khác, thực sự là một lựa chọn tốt cho trẻ em và người già có khả năng tiêu hóa không tốt.
Trái cây nấu chín là một lựa chọn tốt cho trẻ em và người già. Ảnh: unsplash .com
Tóm lại, trái cây rất giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thực vật polyphenol, có lợi cho sức khỏe. Đã có quá nhiều nghiên cứu khẳng định rằng ăn trái cây hợp lý có lợi cho cơ thể con người và có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tăng lipid máu, đột quỵ và các bệnh ung thư khác nhau. Vì vậy, mọi người nên cố gắng ăn trái cây vào mùa đông.
Sau đây là những lưu ý để bạn có thể an tâm ăn trái cây trong thời tiết lạnh giá:
(1) Ăn uống điều độ: Chỉ cần không bị khó chịu, ngộ độc. Các hướng dẫn về chế độ ăn uống khuyến nghị chúng ta nên ăn 200-400 gram trái cây mỗi ngày.
(2) Ăn phối hợp nhiều loại trái cây: Cố gắng ăn các loại trái cây khác nhau để tăng tính đa dạng, chẳng hạn như táo, chuối, cam, cà chua nhỏ, cam, dưa, v.v..
(3) Nếu cảm thấy quá lạnh, bạn có thể làm nóng một cách thích hợp, hoặc để ở nhiệt độ thường trước khi ăn cho bớt lạnh. Nếu cảm thấy quá lạnh và khó chịu trong bụng sau khi ăn, bạn cũng có thể ăn ít hơn hoặc chế biến trái cây bằng các phương pháp nấu chín.
*Theo Sohu