Mưa gió là chuyện thường, khó khăn là thường thái: Người trưởng thành, hãy học cách tự che ô cho mình
Có một câu nói như này: “Có người, sẵn sàng đưa ô cho bạn vào ngày trời quang mây tạnh, nhưng khi trời mưa, họ lại ầm thầm cầm chiếc ô rồi rời đi mất. Bạn tuyệt đối đừng oán than họ, bởi bản thân họ không muốn bị ướt, cũng không muốn chia sẻ khó khăn với người khác, bạn còn có thể làm sao? Vẫn là tự chuẩn bị cho mình một chiếc ô thì hơn.”
- 25-11-2020Từ bỏ cuộc sống đáng mơ ước ở nước ngoài, 9X quyết về Việt Nam để “sống hết mình với tuổi trẻ”, sẵn sàng vấp ngã để trưởng thành
- 25-11-2020Thực tế: Sau 40 tuổi, phụ nữ có tiền và không tiền có cuộc đời thật sự khác nhau!
- 25-11-2020Khoảng cách lớn nhất giữa người với người, không phải EQ hay IQ, mà là mô thức tư duy
Cách đây không lâu, gia đình xảy ra chút chuyện, nhưng tôi không nói với ai. Một người bạn rất lâu không liên lạc không biết vì sao lại biết được thông tin đã gọi điện thoại tới hỏi thăm tôi. Hai người luyên thuyên chừng nửa tiếng, bỗng nhiên cậu ấy khựng lại, muốn hỏi tôi nhưng không biết nên bắt đầu ra sao.
Cuối cùng, cậu ấy nói: "Có chuyện gì cần tôi giúp thì cứ nói một tiếng nhé."
Khóe mắt tôi cay cay, nhưng miệng vẫn thốt ra: "Cũng không có chuyện gì lớn đâu, cậu yên tâm đi."
Ngắt điện thoại, tôi trầm tư khá lâu.
Có một khoảnh khắc nào đó, tôi đã muốn trút hết ra những tâm sự trong lòng.
Mẹ trở bệnh phải vào viện, con cái không ai đưa đón, đúng lúc tôi lại bận rộn với vài dự án dang dở. Khoảng thời gian đó, tôi liên tục phải đi lại giữa bệnh viện và trường học, lại còn phải lo lắng chuyện cơm ăn ở nhà.
Vừa dọn dẹp vừa dán mắt vào màn hình máy tính; vừa trông xem đã tới giờ thay thuốc chưa vừa chăm chăm xem đã tới giờ đón con hay chưa.
Mệt mỏi, tôi khóc nức nở.
Nhưng may mắn là tôi vẫn vượt được qua.
Dẫu sao dù có suy sụp tới đâu, người lớn chúng ta cũng cần có nguyên tắc của chính mình. Không làm phiền ai, cũng không để sự đau thương của mình trở thành đề tài bàn tán của người khác. Vết thương đối với bạn có kinh thiên động địa tới đâu, trong mắt người khác, nó chẳng qua cũng chỉ là một cái nhói.
Bi thương của mỗi người trước giờ chưa từng tương thông, thế gian này cũng không có cái gọi là sự đồng cảm thật lòng.
Thế giới này vốn dĩ mỗi người có một vùng tuyết rơi, ai cũng có nỗi buồn và niềm vui riêng. Khi đã trải đời rồi, bạn sẽ phát hiện ra, có những lời không nhất thiết phải nói ra, có những tủi thân tự mình phải nuốt lấy.
Có một câu nói như này: "Có người, sẵn sàng đưa ô cho bạn vào ngày trời quang mây tạnh, nhưng khi trời mưa, họ lại âm thầm cầm chiếc ô rồi rời đi mất. Bạn tuyệt đối đừng oán than họ, bởi bản thân họ không muốn bị ướt, cũng không muốn chia sẻ khó khăn với người khác, bạn còn có thể làm sao? Vẫn là tự chuẩn bị cho mình một chiếc ô thì hơn."
Cá nhân tôi thấy nó rất có lý.
Con người khi ở trong hoàn cảnh khó khăn, khó tránh khỏi việc muốn được ai đó kéo mình lên, nhưng trải qua nhiều rồi mới biết:
Cho tới cuối cùng, thứ khiến bản thân bước ra khỏi vũng bùn, chính là sự kiên trì cắn răng của chính mình.
Đời người như biển lớn, suy cho cùng, vẫn chỉ có thể tự mình vượt qua.
Trên mạng có một câu nói như này: "Con người ta khi tới một độ tuổi nhất định, bản thân phải trở thành cái mái hiên, không còn có thể đi tìm cho mình chỗ trú mưa cho mình nữa."
Tôi có một người bạn, làm quản lý cho một công ty, năm nay vì bệnh dịch mà cô ấy bị giảm tải, thất nghiệp ở tuổi 35.
Tiền nhà trả góp, tiền học cho con, chi tiêu hàng ngày, một cuộc sống vốn đang rất yên bình bỗng trở thành gánh nặng áp lực vô cùng lớn.
Giai đoạn ấy, cô ấy bị mất ngủ liên miên, sợ con nghe thấy tiếng mẹ khóc nên nửa đêm chỉ biết trốn vào nhà vệ sinh khóc thầm. Sau khi khóc xong, cô ấy làm CV, gửi đi nhiều công ty khác nhau.
Giai đoạn đợi tin tuyển dụng, ban ngày cô ấy làm thêm ở quán trà sữa, ban tối đi phát đơn ở các trung tâm thương mại lớn. Mệt mỏi, vất vả, nhưng cô ấy không kêu ca dù chỉ một câu. Nói thật lòng, tôi rất khâm phục cô ấy.
Cô ấy chỉ cười và nói: "Nếu không thì làm sao bây giờ? Có vất vả tới đâu thì cuộc sống cũng vẫn phải tiếp tục."
Lần tiếp theo gặp nhau, cô ấy đã được nhận vào một công ty mới.
Cô ấy đón ba mẹ lên ở cùng mình, nói đợi kinh tế tốt hơn một chút nữa, sẽ mua cho ba mẹ căn nhà nhỏ để dưỡng già.
Mưa gió bão bùng vốn dĩ là thường thái, khổ tận cam lai mới là cuộc đời.
Có một câu lời thoại như này:
"Con người không phải lúc nào cũng sống quang minh chính đại được, vốn muốn ưỡn ngực ngẩng cao đầu tiến về phía trước, kết quả lại không biết từ khi nào bùn đã bám đầy người. Nhưng, dù có là như vậy cũng vẫn phải tiếp tục kiên trì bước về phía trước, rồi có một ngày, bùn sẽ khô lại và tự bong ra."
Cuộc đời thăng thăng trầm trầm, khó tránh khỏi những khi chán nản, vô vọng, nhưng chỉ cần tiếp tục đi về phía trước, vậy là đúng rồi.
Sự dũng cảm của người trưởng thành, không phải là sự oán than với cuộc sống, mà là dù cuộc sống có khó khăn tới đâu, vẫn luôn cố gắng sống cho ra một cuộc đời nở hoa rực rỡ.
Khi mưa gió ập tới, hãy tự che mưa cho mình, hãy là cái mái hiên của gia đình.
Đây mới là thể diện lớn nhất của một người trưởng thành.
Có một câu hỏi như này:
"Thứ gì buổi sáng đi bằng 4 chân, buổi trưa đi bằng 2 chân, ban tối lại đi bằng 3 chân?"
Đáp án có lẽ mọi người đều biết.
Là con người, từ khi còn là một đứa trẻ cho tới khi trưởng thành, rồi già đi, câu đố này, nói tận cả một đời người.
Và rồi, khi năm tháng dần trôi qua, ta mới lại phát hiện ra một ẩn ý khác:
Đời người, không phải là quá trình tự bò, tự đi rồi tự mình dìu mình ư? Bất kể là khi nào, không ai có thể thay bạn trải nghiệm tất cả cả.
Trưởng thành thực sự là dù có khó khăn, cũng biết cách che ô cho mình, dựng một chiếc bè và tự trở thành người lái đò đưa mình vượt qua những chông gai của cuộc sống.
Trí thức trẻ