Mục tiêu đến năm 2020, kéo lãi suất cho vay về 5%
Lãi suất tín dụng trong thời gian từ 2012 đến nay – dù có xu hướng giảm - nhưng chưa tạo dựng được lòng tin thị trường về sự ổn định trong trung và dài hạn làm; khiến cho doanh nghiệp giảm động lực thực hiện hoạt động đầu tư trung hạn và dài hạn.
- 11-08-2016Phó Thống đốc NHNN: Thực tế đã có ngân hàng giảm lãi suất cho vay
- 11-08-2016Hạ lãi suất: Đừng nên trông chờ ngân hàng thương mại
- 10-08-2016Lãi suất cho vay doanh nghiệp siêu vi mô từ 7,5%/năm
- 09-08-2016Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia: Việc giảm lãi suất cho vay là có cơ sở
- 09-08-2016Gia tăng áp lực lên lãi suất
Dự thảo Đề án kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng theo phân công của Chính phủ vừa được công khai lấy ý kiến rộng rãi đã đưa ra các mục tiêu đẩy mạnh tái cấu trúc ngành ngân hàng.
Thời gian qua, quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, thị trường tài chính ổn định, an toàn, thanh khoản được đảm bảo. Ngành ngân hàng đã tích cực, chủ động cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD); giám sát chặt chẽ và sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cổ phần phần yếu kém, có nguy cơ đổ vỡ; lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của nhiều TCTD khi đẩy mạnh bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC), tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống; quy mô thị trường tài chính, bao gồm thị trường chứng khoán, tiếp tục tăng.
Tuy nhiên, hoạt động tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém và hệ thống tài chính chưa đạt được mục tiêu đề ra, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành ngân hàng.
Cụ thể, việc tăng vốn điều lệ của nhiều tổ chức tín dụng chưa đạt được mục tiêu trong bối cảnh thị trường tài chính khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp, nguồn lực tài chính của nhà đầu tư trong nước hạn chế và nhà đầu tư nước ngoài chưa thực sự sẵn sàng tham gia.Tiến độ thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng chậm; cơ cấu lại các TCTD phi ngân hàng yếu kém thuộc tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa đạt được kế hoạch. Nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Việc xử lý nợ xấu đã mua của VAMC còn chậm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Việc điều hành tín dụng chưa gắn được với tư duy ổn định lãi suất trong trung và dài hạn. Lãi suất tín dụng trong thời gian từ 2012 đến nay – dù có xu hướng giảm - nhưng chưa tạo dựng được lòng tin thị trường về sự ổn định trong trung và dài hạn làm; khiến cho doanh nghiệp giảm động lực thực hiện hoạt động đầu tư trung hạn và dài hạn.
Chính vì vậy, định hướng chính sách đến năm 2020 tại dự thảo Đề án đặt ra mục tiêu hoàn tất cơ bản tái cơ cấu các TCTD, giảm mạnh rủi ro hệ thống và tăng cường độ rộng và hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính; tiếp tục giảm tỷ lệ nợ xấu một cách bền vững và giảm đáng kể số ngân hàng thương mại yếu kém; kéo lãi suất cho vay xuống mức trung bình của các nước đang phát triển là khoảng 5%/năm; đảm bảo 70% số ngân hàng thương mại thực hiện đầy đủ Basel II vào năm 2020.