MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn con thành tài, trước tiên cha mẹ phải thấu hiểu và thực hành điều này mỗi ngày

20-07-2022 - 16:46 PM | Sống

Chắc chắn rằng bậc cha mẹ nào cũng luôn mong mỏi có được một phương pháp giáo dục chất lượng, hiệu quả lại vừa giúp kéo gần mối quan hệ với con hơn.

Tuy nhiên, trước khi làm được điều đó, cha mẹ hãy tự soi lại mình để có cách sống và ứng xử phù hợp hơn trong việc giáo dục con em mình đạt hiệu quả cao.

Tấm gương cha mẹ là tiền đề cơ bản

Hầu hết bất kỳ ai khi vừa lên chức cha mẹ đều sẽ có rất nhiều lo lắng, áp lực. Tại sao dạy con mãi mà con không nghe? Bởi vì bạn dạy con cái một đằng, nhưng chính mình lại làm một nẻo.

Cha mẹ là bản gốc của con, và con cái là bản sao của cha mẹ. “Giáo dục bằng cách làm gương” quan trọng hơn là chỉ nói suông.

Muốn dạy con, trước hết phải dạy bản thân, nếu không, 99% việc giáo dục gia đình sẽ trở nên vô ích.

Ưu điểm là đòn bẩy

Trong tâm lý học, thuật ngữ “hiệu ứng Rosenthal” có nghĩa là nếu kỳ vọng mạnh mẽ cho một điều gì đó, thì điều mong muốn sẽ xảy ra. Nếu cha mẹ có kỳ vọng tốt và tin rằng con cái của họ có thể làm được, thì con cái nhất định sẽ không quá tệ.

Thế mà lại có quá nhiều bậc cha mẹ rất keo kiệt những lời khen với con cái, họ sợ khen ngợi nhiều sẽ khiến chúng hư hỏng. Trong mắt chỉ có khuyết điểm của con, mà chẳng bao giờ chịu nhìn vào mặt tốt của con.

Nhưng điều duy nhất có thể thực sự thúc đẩy một người phát triển, đó là nhìn thấy được ưu điểm của người đó. Nếu muốn con thành tài, trước tiên cha mẹ cần phải tin rằng trẻ có thể làm được.

Hiện tại là nền tảng cho tương lai

Có quá nhiều bậc cha mẹ vì lo lắng về tương lai của con cái mà đặt áp lực lên chúng của hiện tại. Cách tốt nhất để xoa dịu nỗi lo lắng về tương lai là hãy tập trung vào hiện tại. Ngay cả hiện tại mà con trẻ còn phải sống một cách lây lất qua ngày như thế thì làm sao tương lai chúng có thể được tự do tung hoành. Hãy cho trẻ không gian và sự bầu bạn, để trẻ cảm thấy rằng mình không đơn độc.

Bình đẳng là cầu nối của mọi nền giáo dụċ

Cha mẹ và con cái ɫhường được định nghĩa là mối quan hệ cho và nhận. Cha mẹ lớn, con thì nhỏ. Tuy nhiên, chưa ai từng hỏi một đứa trẻ rằng nó có muốn đến thế giới này không, có muốn bạn trở thành cha mẹ của nó hay không. Cha mẹ nuôi dạy con cái không phải là sự cho đi một chiều mà là sự hỗ trợ nhau cùng trưởng thành.

Hãy hạ địa vị cá nhân của cha mẹ xuống, ngồi xổm xuống, tạo nên một trạng thái bình đẳng. Hãy tôn trọng trẻ em như một người lớn, làm vậy thì giáo dụċ mới đạt được chất lượng và hiệu quả cao.

Đừng bao giờ so sánh

Trong giáo dụċ gia đình, “sự so sánh” giống như một thanh gươm vô hình, nó khuyến khích trẻ em vùng lên chống lại những gì tốt nhất. Đừng bao giờ so sánh đứa con này với đứa con kia.

Trên thực tế, so sánh là hành động ᵭâm vào lòng tự trọng của đứa trẻ. Từ quan điểm của người lớn, so sánh có thể được xem là có tác dụng kích thích sự phát triển tích cực. Nhưng đối với những đứa trẻ chưa trưởng thành, trí tuệ và cái tôi chưa phát triển, sự quan tâm và động viên của cha mẹ mới chính là dưỡng chất nuôi dưỡng chúng.

Muốn con trở thành con ngoan trò giỏi thì trước hết cha mẹ phải là một người cha người mẹ tốt. Cha mẹ nên vứt bỏ cách giáo dục so sánh và khuyến khích, động viên trẻ nhiều hơn.

Kiên nhẫn là yếu tố sống còn mà cha mẹ cần làm

Hãy kiên nhẫn trả lời những câu hỏi hơi ngây ngô của trẻ; hãy kiên nhẫn chờ đợi mỗi khi đối mặt với thói quen sinh hoạt chậm chạp của trẻ. Sản phẩm chất lượng cao cần thời gian để ᵭánh bóng, những đứa trẻ ưu tú cũng cần được nuôi dưỡng một cách kiên nhẫn.

Hãy dẹp bỏ sự thúc giục mà chuyển sang trạng thái chờ đợi những bông hoa nở, đó là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái của mình.

Theo: Brightside


Theo Vũ Tùng

Giáo dục và thời đại

Trở lên trên