MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn làm một người tài giỏi: Lúc nhỏ, nỗ lực học hành; 20 tuổi, phấn đấu hết mình; sau 30 tuổi, hòa hợp với môi trường xung quanh

04-11-2019 - 14:21 PM | Sống

Ở tuổi 33, khi đã trải qua gần 10 năm sự nghiệp, có cho mình một gia đình nhỏ, chứng kiến đủ mọi loại hỉ nộ ái ố tôi mới phát hiện ra rằng thành công của cuộc sống không chỉ đơn giản là một tiêu chuẩn nào đó, trên con đường dẫn tới sự tài giỏi và thành công, điều quan trọng nhất không phải là mất bao nhiêu thời gian, mà là những điều sau...

Ở tuổi 30, cuộc sống dường như bước vào một đường đua mới. Khi ở độ tuổi 20, mọi người đều vừa mới tốt nghiệp và cũng chẳng hơn nhau là mấy, lúc tụ tập với nhau cùng ăn uống, chém gió, ai trông cũng rất nhiệt huyết và tràn đầy sức sống. Nhưng khi bước vào độ tuổi 30, khoảng cách giữa mọi người đã nhanh chóng được mở ra.

Trước đây, tôi chỉ đơn giản nghĩ rằng một người có tài giỏi và thành công hay không phụ thuộc chủ yếu vào nỗ lực cá nhân và may mắn. Nhưng phải nỗ lực ra sao? là những ngày tăng ca suốt đêm không nghỉ ngơi? Ở tuổi 33, khi đã trải qua gần 10 năm sự nghiệp, có cho mình một gia đình nhỏ, chứng kiến đủ mọi loại hỉ nộ ái ố tôi mới phát hiện ra rằng thành công của cuộc sống không chỉ đơn giản là một tiêu chuẩn nào đó, trên con đường dẫn tới sự tài giỏi và thành công, điều quan trọng nhất không phải là mất bao nhiêu thời gian, mà là những điều sau:

1. Theo kịp thời đại

Một người bạn hôm trước đã tâm sự với tôi rằng: "Trong thời gian nằm viện có rất nhiều người tới thăm tôi, trong lúc nói chuyện, tôi phát hiện ra rằng nguy cơ nghề nghiệp của một bộ phận người xuất phát từ sự lạc hậu. Chẳng hạn như đến bây giờ vẫn còn sử dụng công nghệ, phương án hay quy trình của 5 năm trước. Nếu cứ đợi rơi vào hoàn cảnh khó khăn rồi mới đi tìm giải pháp giải quyết, vậy thì cái giá phải trả thường sẽ rất lớn."

Nếu quan sát thật kĩ những người có thành tựu lớn xung quanh mình, bạn sẽ phát hiện ra tất cả bọn họ đều có phẩm chất này, đó là tất cả những gì mới mẻ họ đều hiểu và đều biết, nói đến mốt nào họ cũng luôn có thể bắt kịp, ở với người trẻ, lúc nào họ cũng có thể bắt được chuyện, họ luôn rất tò mò với những điều mới mẻ.

Trên thực tế, có rất nhiều người khi bước vào độ tuổi 30 đều cậy mình nhiều tuổi mà xem thường người trẻ, những họ không biết rằng bản thân mình sớm đã bị đá thụt lùi lại phía sau. Đợi tới khi phát hiện ra mình không theo kịp thời đại này nữa thì cũng không thể bù đắp lại được.

Muốn làm một người tài giỏi: Lúc nhỏ, nỗ lực học hành; 20 tuổi, phấn đấu hết mình; sau 30 tuổi, hòa hợp với môi trường xung quanh - Ảnh 1.

2. Quản lý cảm xúc

Gần đây, tâm trạng tôi không được tốt lắm. Những cảm xúc tiêu cực lâu dài tích lũy ở một mức độ nhất định khiến tôi cảm thấy sụp đổ, công việc và cuộc sống cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. May mắn thay, tôi đã tìm thấy một người có cùng trải nghiệm, hai chúng tôi nói chuyện với nhau, tinh thần cũng từ đó trở nên tốt hơn rất nhiều, qua đó tôi cũng hình thành cho mình một sự hiểu biết mới về "quản lý cảm xúc".

Tôi đã từng nghĩ rằng, rất nhiều người thích "trút bầu tâm sự", thích chia sẻ rắc rối của mình với người khác vì muốn nhận lại một lời khuyên hoặc cũng có thể là họ không mong đợi bất cứ điều gì mà chỉ đơn giản là muốn trút ra cho nhẹ lòng. Nhưng trên thực tế, chỉ khi tâm sự với những người có cùng trải nghiệm và cảm xúc như bạn thì cuộc tâm sự ấy mới có tác dụng chữa lành, bởi chỉ cần bạn nói một câu thôi đối phương cũng sẽ ngay lập tức hiểu bạn muốn nói gì, chỉ khi có sự đồng cảm, cả hai mới có thể cùng nhau thoát ra khỏi cảm xúc tiêu cực.

Quản lý cảm xúc thực sự không chỉ là tâm sự, mà quan trọng hơn đó là ngay cả khi đang phải đối mặt với những thay đổi lớn về cảm xúc thì bạn vẫn có thể hoàn thành tốt công việc và mọi thứ khác một cách trôi chảy mà không bị cảm xúc chi phối.

Học cách quản lý cảm xúc chắc chắn là một năng lực mà ai cũng cần trang bị cho mình, đặc biệt là đối với những người sau tuổi 30, những người trên có mẹ già dưới có con nhỏ, cần phải quan tâm và xử lý nhiều việc một lúc hơn.

Muốn làm một người tài giỏi: Lúc nhỏ, nỗ lực học hành; 20 tuổi, phấn đấu hết mình; sau 30 tuổi, hòa hợp với môi trường xung quanh - Ảnh 2.

3. Tích lũy cảm tình

Tôi có nhóm bạn, họ phần lớn đều là những người khá thành công trên con đường sự nghiệp, thứ quý giá nhất của nhóm đó chính là: giúp đỡ lẫn nhau.

Một người ra sản phẩm mới là cả nhóm giúp tuyên truyền, một người có hạng mục gì mới là cả nhóm xúm lại đưa ra gợi ý. Thậm chí một người bất kể là đi du lịch đâu về cũng đều không quên mang quà về cho nhau, giá cả tuy không đắt đỏ nhưng tấm lòng lại là thứ rất đáng quý.

Max thích dùng nước hoa nên mỗi khi dùng loại nào cảm thấy vô cùng thích tôi sẽ mua luôn cho cậu ấy một chai, con trai của Bobo kém con trai tôi 1 tuổi nên quần áo nào của con mặc chật tôi sẽ mang cho con của Bobo, T. thích ăn gà xé cay nên tôi mua nhiều hơn một chút rồi cho cậu ấy một ít.

Nhìn vào ưu điểm của người khác, khen ngợi họ, nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, tình cảm đôi bên sẽ trở nên thân thiết hơn, khi bạn xảy ra chuyện gì, người tình nguyện giúp đỡ bạn cũng sẽ nhiều hơn.

Tới lúc này tôi mới biết, có một nhóm bạn ở bên giúp đỡ so với việc đơn phương độc mã chiến đấu quả thực hạnh phúc hơn rất nhiều.

Muốn làm một người tài giỏi: Lúc nhỏ, nỗ lực học hành; 20 tuổi, phấn đấu hết mình; sau 30 tuổi, hòa hợp với môi trường xung quanh - Ảnh 3.

4. Tự giác và kỷ luật

Trên mạng Internet có một câu hỏi như sau: nếu bây giờ có rất nhiều tiền, không cần phải lo lắng chuyện cơm áo nữa, vậy bạn sẽ đi thực hiện ước mơ của mình chứ?

Rất nhiều người bắt đầu ngồi nghĩ xem mình có ước mơ gì, nếu không thiếu tiền thì việc mình muốn làm nhất là gì.

Còn tôi lại trả lời rằng: "Các bạn thật sự tin có ngày như vậy ư? Nếu có ngày đấy thật thì chắc là bạn đang nằm mơ rồi"

Mọi người ngay lập tức tỉnh ngộ lại, nói: "Trời ạ, đúng quá, nếu quả thực có ngày đấy, tôi sẽ ngủ tới tận 12 giờ hoặc là ăn chơi hưởng lạc thâu đêm, nhưng mà cái ngày đấy đợi mấy năm nữa rồi hãy tính nhé."

Bạn xem, chúng ta luôn bắt trẻ em phải tự giác và kỷ luật, nhưng là một người trưởng thành chúng ta lại rất viển vông. Sự tự giác và kỷ luật của chúng ta ở đâu?

Thực ra kỷ luật tự giác đâu phải điều gì quá xa vời hay vĩ đại, nó chẳng qua chỉ đơn giản là, những người muốn dậy sớm thì đừng ngủ nướng nữa, những người muốn giảm cân hãy tránh xa đồ ăn nhanh, những người muốn hiện thực hóa ước mơ hãy ít tiêu hoang vào những thứ không cần thiết lại, làm được những việc đơn giản đó thôi, bạn đã đặt được một chân vào con đường thành công rồi.

Muốn làm một người tài giỏi: Lúc nhỏ, nỗ lực học hành; 20 tuổi, phấn đấu hết mình; sau 30 tuổi, hòa hợp với môi trường xung quanh - Ảnh 4.

5. Suy nghĩ tích cực

Vài hôm trước tôi có nói chuyện với một vị lãnh đạo, ông ấy nói bàn về dùng người, ông thích những người không ngại thử thách bản thân. Cùng đối diện với một việc trước đó chưa từng làm qua, có người ngại ngần, do dự, có người lại cho rằng đây là một cơ hội tốt, có làm thì mới biết. Phương thức tư duy khác nhau sẽ cho ra những cuộc đời khác nhau.

Nhìn người cũng vậy, phương thức tư duy khác nhau sẽ cho ra những cảm nhận khác nhau. Lúc trước tôi hay nhìn vào khuyết điểm của người khác, cho rằng những người xung quanh không bằng mình, mình là giỏi nhất, nhưng hiện tại thì khác, tôi đã bắt đầu thích khen ngợi người khác, nhìn vào ưu điểm của họ, xem đối phương có điều gì đáng để mình học tập. Phương thức tư duy thay đổi, các mối quan hệ xã hội của tôi cũng trở nên tốt hơn rất nhiều.

Muốn làm một người tài giỏi: Lúc nhỏ, nỗ lực học hành; 20 tuổi, phấn đấu hết mình; sau 30 tuổi, hòa hợp với môi trường xung quanh - Ảnh 5.

Lúc nhỏ, muốn trở thành một người tài giỏi, vậy thì phải chăm chỉ học hành.

20 tuổi muốn trở thành người tài giỏi, vậy thì nỗ lực phấn đấu hết mình.

30 tuổi bắt đầu muốn trở thành người tài giỏi phải hiểu ra rằng tài giỏi hay không hoàn toàn không phải khái niệm chỉ phụ thuộc vào cá nhân mà là kết quả của sự hòa hợp với con người và môi trường xung quanh.

Nỗ lực nâng cao bản thân, quan tâm tới người và việc xung quanh, tương lai và vận may của bạn sẽ ngày một tốt hơn.

Theo X.J

Trí thức trẻ

Trở lên trên