Muốn làm một người trung niên giàu có, trước 30 tuổi, năng đọc sách, năng tổng kết, năng giao lưu, năng suy nghĩ...
Lời khuyên của tôi là, năng đọc sách, năng tổng kết, năng giao lưu với người khác, năng suy nghĩ, nội hóa kiến thức và kinh nghiệm thành của mình, rồi từ đó hình thành nên cho mình một hệ thống tư duy độc lập và chính kiến.
- 06-05-2021Người giàu bàn về ý tưởng, người nghèo buôn chuyện tào lao: 4 suy nghĩ cần thay đổi để trở nên tìm ra lối thoát cuộc đời
- 06-05-20216 trẻ trong một gia đình bị ngộ độc, trong đó 1 trẻ tử vong và 1 trẻ phải lọc máu: Chuyên gia cảnh báo thói quen ăn vỉa hè, đường phố cực nguy hiểm
- 06-05-2021“Tằn tiện” như đại gia 200 tỷ USD Jeff Bezos: Mua hàng online, tận dụng đồ cũ, hạn chế mua thứ không cần thiết
Theo bạn thì đâu là thứ đáng giá nhất?
Thời gian, chính là thứ công bằng nhất trên thế gian này, mỗi người, mỗi ngày đều sở hữu cho mình 24h đồng hồ.
Nó sẽ không vì bạn giàu có mà nịnh nọt bạn, cũng sẽ không vì bạn khố rách áo ôm mà từ bỏ bạn.
Vì vậy, biết cách tận dụng thời gian, có một ý nghĩa rất lớn với hiện tại và tương lai của mỗi người.
Hiện thực tàn khốc sẽ phũ phàng nói cho bạn biết hậu quả của việc không nỗ lực cố gắng là gì.
Thay vì hối hận, chi bằng làm tốt những chuyện trước mắt và lên một kế hoạch cho tương lai.
Meg, một tiến sĩ tâm lý học lâm sàng từ Đại học Berkeley, Hoa Kỳ, đã có bài phát biểu trên TED: "Hãy buộc mình trở thành một người như này trước tuổi 25", và bài viết này, tôi muốn chia sẻ những điều này với bạn.
1. Trở thành một người không ngừng học hỏi
Không ít những bài báo viết về nguy cơ tuổi trung niên, sau 30, sau 40, nút thắt cổ chai nghề nghiệp… mỗi khi đọc được những bài viết này, có lẽ mọi người cũng có ít nhiều những lắng lo nhất định.
Nhưng sau đó, tôi phát hiện ra rằng, thay vì ngồi lo lắng, phương pháp giải quyết đúng đắn nhất đó là hãy luôn tò mò với thế giới, ép mình làm quen với những sự vật, sự việc mới, bước ra khỏi vùng an toàn, đi ra ngoài tìm hiểu thế giới, từng bước từng bước một khám phá, từ đó phát hiện ra nhiều điều thú vị hơn.
Ngoài ra, hãy để bản thân không ngừng được học tập, tiếp nạp những tri thức mới, không ngừng tích lũy tri thức, nâng cao bản thân, theo thời gian, sự lo lắng về tuổi tác hay sự chán nản, oán than dần dần sẽ biến mất.
2. Trở thành một người biết quản lý cảm xúc
Ở độ tuổi mười mấy đôi mươi, khi bạn phạm sai lầm, người khác sẽ khoan dung vì bạn "còn nhỏ, chưa biết gì", nhưng đừng vì vậy mà lấy nó làm cái cớ, trước tuổi 25, hãy học cách thận trọng hơn trong lời nói và việc làm của mình, biết tự lượng sức mình, biết phân biệt ưu khuyết điểm, và quan trọng nhất là đừng để cảm xúc chi phối cuộc sống của bạn.
Đừng coi những lời phàn nàn của mình là kinh nghiệm và ép người khác phải nghe. Đừng đăng những lời không cần thiết lên trang cá nhân rồi hy vọng một số người có thể hiểu và đến an ủi bạn, chẳng ai rảnh rỗi đi quan tâm cuộc sống của người khác như vậy đâu!
3. Trở thành một người biết lập thời gian biểu, kế hoạch
Matsuura Yataro cũng đã đề cập trong "Cách lập kế hoạch cuộc sống của bạn ở tuổi 25" rằng: Hãy phát triển thói quen lập danh sách, hình thành cho bản thân cách quan sát và hiểu rõ bản chất của công việc.
Vì vậy, bắt đầu từ hôm nay, trước khi đi ngủ, hãy lập kế hoạch cho ngày mai. Thói quen tốt nhỏ này đã thay đổi tôi và tôi hy vọng nó có thể khiến bạn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
4. Trở thành một người có tư duy độc lập
Phương châm sống của tôi là: Kiên trì những gì bạn kiên trì, từ bỏ những gì bạn đã từ bỏ, cuối cùng trở thành chính mình.
Lựa chọn một công việc ra sao, lập gia đình cùng với ai, kết bạn bè với ai, tất cả đều cần bạn tự suy nghĩ và đưa ra quyết định, và chính những suy nghĩ và quyết định ấy sẽ quyết định bạn có một cuộc sống ra sao.
Muốn làm chủ được cuộc sống của mình, trước tiên hãy làm chủ tư duy và suy nghĩ của mình.
Lời khuyên của tôi là, năng đọc sách, năng tổng kết, năng giao lưu với người khác, năng suy nghĩ, nội hóa kiến thức và kinh nghiệm thành của mình, rồi từ đó hình thành nên cho mình một hệ thống tư duy độc lập và chính kiến.
Doanh nghiệp & Tiếp thị