Mỹ khởi động vũ khí chỉ dành cho "những sứ mệnh quan trọng nhất"
Mỹ tập hợp gần như toàn bộ phi đội máy bay ném bom tàng hình hạt nhân trong một động thái được cho là nhằm phô trương sức mạnh giữa lúc căng thẳng Trung Đông leo thang, theo The Sun ngày 19-4.
- 20-04-2024Tín hiệu vui cho Ukraine từ Hạ viện Mỹ
- 20-04-2024Trung Quốc khiến Mỹ, châu Âu đứng ngồi không yên: Có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ, cơn lũ hàng 'made in China' đổ bộ khắp thế giới
- 20-04-2024‘Kế hoạch B’ kiểu người giàu: 5 quốc gia được giới thượng lưu Mỹ "chọn mặt gửi vàng" để xin cấp quốc tịch thứ hai
- 19-04-2024Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn
Máy bay B-2 Spirit, chỉ được sử dụng cho "những sứ mệnh quan trọng nhất", sẵn sàng tấn công mục tiêu "ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào", Không quân Mỹ cảnh báo.
B-2 Spirit là máy bay ném bom hạng nặng đa nhiệm, có khả năng mang cả đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân.
Với vận tốc bay tối đa 1.000 km/giờ, B-2 Spirit được thiết kế để qua mặt radar và là máy bay đắt đỏ nhất thế giới, với giá thành ước tính gần 2 tỉ USD/chiếc.
Chúng có thể bay 9.656 km mà không cần tiếp nhiên liệu, được phát triển để thực hiện các sứ mệnh liên lục địa.
Trong bối cảnh căng thẳng Trung Đông leo thang vì xung đột Iran-Israel, Mỹ triển khai 12 trên tổng số 20 chiếc B-2 Spirit tham gia hoạt động bay thông thường.
"B-2 là máy bay chiến lược nhất thế giới, máy bay duy nhất trên hành tinh có thể kết hợp khả năng tàng hình, tải trọng và tấn công tầm xa" - Đại tá Geoffrey Steeves, chỉ huy Nhóm tác chiến 509 của Không quân Mỹ, tuyên bố.
Màn phô diễn sức mạnh nêu trên được triển khai không lâu sau khi Israel bị nghi ngờ tấn công đáp trả Iran, chỉ vài ngày sau khi Tehran phóng hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái (UAV) về phía Israel.
Truyền thông nhà nước Iran khẳng định cuộc tấn công được cho là của Israel không gây thiệt hại trên mặt đất, trong khi hệ thống phòng không của họ bắn hạ 3 UAV.
Dù vậy, diễn biến này làm gia tăng nỗi lo về một cuộc chiến toàn diện giữa hai nước, kéo theo sự tham gia của nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực.
Người Lao Động