Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới đánh thuế dựa trên quyền công dân thay vì cư trú và đang xảy ra một cuộc đấu tranh của những người "vô tình là công dân Mỹ"
Mỹ là quốc gia duy nhất đánh thuế dựa trên quyền công dân thay vì cư trú. FATCA buộc các ngân hàng trên thế giới phải cung cấp thông tin về các khách hàng có liên kết đến Mỹ nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế. Vấn đề là ở chỗ, thông tin không chỉ được chia sẻ với cơ quan thuế, mà với tất cả mọi người, vi phạm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu.
- 05-10-2019Câu hỏi lửng lơ đối với nền kinh tế Mỹ: Giảm tốc hay trì trệ, khó có thể bước xa?
- 05-10-2019Sự bế tắc của tình trạng nghèo tập trung ở Mỹ: Ít được chính phủ quan tâm, trẻ em nghèo lớn lên chắc chắn sẽ nghèo, IQ và EQ đều sụt giảm vì sống trong đói khổ quá lâu!
- 05-10-2019Bất chấp những rủi ro của chiến tranh thương mại, quỹ đầu tư tư nhân trị giá 35 tỷ USD với tầm nhìn dài hạn vẫn “ưu ái” Trung Quốc
Đạo luật tuân thủ thuế đối với tài khoản nước ngoài (FATCA) được thông qua bởi Quốc hội Mỹ năm 2010. Luật này nhằm mục đích ngăn chặn người Mỹ ‘lách luật", thông qua các khoản đầu tư tại các tổ chức tài chính nằm ngoài lãnh thổ Mỹ để trốn thuế, mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về minh bạch tài chính. FATCA buộc các ngân hàng trên toàn thế giới, thông qua các cơ quan thuế, phải cung cấp thông tin về các khách hàng có liên kết đến Mỹ. Luật này dẫn đến sự ra đời của Tiêu chuẩn Thông tin chung (CRS), theo đó, hơn 100 quốc gia trao đổi dữ liệu với nhau để ngăn chặn việc trốn thuế xuyên biên giới.
Tuy nhiên, những người phản đối FATCA không chỉ là những kẻ trốn thuế. Tuân thủ việc sàng lọc khách hàng Mỹ khiến các công ty tài chính đau đầu. Một số đã từ chối phục vụ người Mỹ sống ở nước ngoài vì sợ bị phạt theo các điều khoản hà khắc của FATCA. Nhiều người trong số 9 triệu người Mỹ sống ở nước ngoài, bao gồm cả những người "vô tình là công dân Mỹ" - sinh ra ở Mỹ nhưng sống ở nơi khác, phải đối mặt với các khoản nợ thuế. Họ trở thành những nhóm vận động hành lang để được đối xử ít tàn bạo hơn.
Một số nhà phê bình cho rằng FATCA đã đi quá xa sự minh bạch và xâm phạm vào quyền riêng tư. Mỹ là quốc gia duy nhất đánh thuế dựa trên quyền công dân thay vì cư trú. Và họ nhìn thấy tiềm năng khắc phục trong luật bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu.
HMRC - cơ quan thuế của Anh đang phải đối mặt với một cuộc chiến pháp lý để ngăn chặn việc cung cấp thông tin cá nhân của công dân Anh cho cơ quan thuế của Mỹ. Vụ kiện này có ý nghĩa lớn đối với hàng chục nghìn người "vô tình là công dân Mỹ" có nguy cơ bị đóng băng tài khoản ngân hàng Anh vì không tuân thủ các yêu cầu về thuế của Mỹ.
Một cư dân Anh đã tìm cách sử dụng luật bảo vệ dữ liệu để ngăn chặn việc chuyển dữ liệu tài chính. Bà Jenny, được đại diện bởi Mishcon de Reya, một công ty luật của Anh, đang cố gắng gây quỹ 50.000 Bảng (62.000 USD), phản đối quyền của HMRC trong việc chuyển thông tin của bà cho Sở Thuế vụ của Mỹ (IRS). Bà Jenny, một nhà nghiên cứu sinh ra tại Mỹ nhưng sinh sống ở Anh gần 20 năm, tuyên bố việc chuyển nhượng thông tin vi phạm quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu của bà theo Quy định bảo vệ dữ liệu chung của EU năm 2016. Bà lập luận rằng thông tin của mình không liên quan đến mục tiêu của FATCA để bắt những kẻ trốn thuế vì bà kiếm được ít hơn 104.000 USD và do đó đủ điều kiện để được miễn thuế thu nhập theo quy định của Mỹ.
Jenny không phải là người đầu tiên thách thức FATCA. Một vụ kiện tại Tòa án Liên bang Canada bởi hai công dân Canada/Mỹ đã bị bãi bỏ vào tháng 7 viện dẫn Thỏa thuận liên chính phủ, theo đó FATCA được thực thi ở Canada không vi phạm Hiến chương về quyền và tự do của Canada. Những nỗ lực khác ở Pháp, Mỹ và Israel cũng không thành công, ít nhất là tới thời điểm này.
Một vụ kiện chống lại FATCA ở Mỹ, được ủng hộ bởi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Rand Paul, đã bị bác bỏ vào năm 2017 với lý do Hiến pháp Mỹ không có điều khoản nào về quyền riêng tư trong các tài liệu tài chính.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu khác của Mỹ thấp hơn đáng kể so với châu Âu, theo ông Filippo Nosesa của Mishcon de Reya. Các cơ quan điều hành, quốc hội và bảo vệ dữ liệu của EU, tất cả đều "dị ứng" với FATCA.
Các quan chức ở Mỹ và tại OECD, một tổ chức gồm 36 quốc gia giám sát các CRS, gạt đi những lo ngại rằng việc chia sẻ thông tin có thể xâm phạm an ninh dữ liệu. Nhưng nỗi sợ như vậy là dễ hiểu. Cơ quan thuế Bulgaria đã bị tấn công, làm lộ dữ liệu của 5 triệu người nộp thuế, bao gồm thông tin được trao đổi theo các CRS. Trong khi đó, tại Mỹ, với hệ thống máy tính cũ kỹ, các cơ quan thuế của bang, bao gồm cả South Carolina, đã bị đánh cắp dữ liệu.
Theo ông Nosesa , yêu cầu của Jenny là một trường hợp thử nghiệm quan trọng, nếu thành công, sẽ tiên phong cho những người khác trong cuộc chiến chống lại sự hà khắc của FATCA.
Các nhà vận động chống tham nhũng đã phản bác những nỗ lực này, họ coi đó là hành động của những thành phần chống đối thuế. Nhưng ông Nosesa khẳng định, điều này không chỉ liên quan đến việc giảm thiểu hóa đơn thuế: "Có một sự căng thẳng lớn giữa tính minh bạch và quyền riêng tư và chúng tôi cần tìm sự cân bằng phù hợp."