Chứng khoán Hồng Kông, Nhật Bản đồng loạt tăng 2%
Chứng khoán khắp châu Á – Thái Bình Dương đang có một phiên khởi sắc, theo sau cú tăng mạnh của Phố Wall khi các nhà đầu tư tin rằng biến thể Omicron không tồi tệ như lo ngại.
- 07-12-2021Một tuần sau khi Omicron xuất hiện, chứng khoán thế giới mất 3.700 tỷ USD
- 03-12-2021Gã khổng lồ gọi xe Didi tuyên bố huỷ niêm yết tại sàn chứng khoán Mỹ, quay về Hồng Kông
- 02-12-2021'Chứng khoán toàn cầu sẽ tăng chậm lại, có thể điều chỉnh vào giữa 2022'
- 01-12-2021Thị trường chứng khoán có nguy cơ bị điều chỉnh từ 10 đến 15% nhưng không phải do Omicron
- 01-12-2021Nhà đầu tư đánh giá lại tác động của biến thể Omicron, chứng khoán châu Á xanh, dầu tăng 2%
Hang Seng của Hồng Kông đã tăng khoảng 2% với cú bùng nổ của cổ phiếu sòng bạc và bất động sản. Một số cổ phiếu công nghệ cũng phục hồi so với viên trước. Tencent tăng 2,68% trong khi Alibaba tăng 10,28%. Trước đó, Alibaba mất 6% trong phiên giao dịch 6/12.
Tuy nhiên, chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục giảm nhẹ với Shanghai composite giảm 0,12% trong khi Shenzhen Component giảm 0,48%.
Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 2,2% trong khi Topix tăng 2%. Cổ phiếu SoftBank đã tăng trở lại 8,47% sau khi giảm mạnh hơn 8% trong phiên giao dịch hôm qua vì những mất mát liên quan tới Alibaba và Didi.
Tuy vậy, cổ phiếu Evergrande đang phải vật lộn để phục hồi từ mức thấp kỷ lục trong phiên giao dịch 1 ngày trước. Kết thúc phiên giao dịch 7/12, cổ phiếu này tăng khiêm tốn 0,55%. Cuối tuần trước, nhà phát triển bất động sản Trung Quốc cho biết họ không thể đảm bảo có đủ tiền để thanh toán các nghĩa vụ nợ liên quan và chuyển sang kế hoạch tái cơ cấu nợ nước ngoài.
Hôm 6/12, công ty này gửi một hồ sơ lên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông thông báo về việc họ đang thành lập một ủy ban quản lý rủi ro. Ủy ban này đóng vai trò giảm thiểu và loại bỏ các rủi ro trong tương lai của công ty.
Tuy nhiên, câu chuyện của Evergrande không còn quá nóng. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc thông báo họ sẽ cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay nói cách khác là giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ. Đây là lần thứ 2 trong năm nay Trung Quốc cắt giảm dự trữ bắt buộc. Nó sẽ giải phóng khoảng 1,2 tỷ tệ vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh đại dịch.