Mỹ và Trung Quốc gặp những bất đồng “về câu chữ” trong quá trình trao đổi các văn bản về thoả thuận thương mại
Các nhà đàm phán lo ngại về sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của các văn bản, theo đó họ đang tập trung giải quyết vấn đề này.
- 29-03-2019Đừng quá kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại bởi Mỹ - Trung ngày càng xa nhau và Huawei chính là bằng chứng
- 21-03-2019Phòng Thương mại Mỹ cảnh báo: Kinh tế nước này sẽ mất tới 1 nghìn tỷ USD nếu chiến tranh thương mại vẫn còn tiếp diễn
- 18-03-2019Cuộc chiến chân gà giữa Mỹ và Trung Quốc: Khi "miếng ngon" trở thành nguyên nhân châm ngòi cho những mâu thuẫn thương mại
Theo nguồn tin thân cận, các nhà đàm phán Trung Quốc và Mỹ đã liên tục thảo luận thông qua các văn bản để đưa ra một thoả thuận, trước khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình thực hiện cuộc gặp thượng đỉnh, xoa dịu những căng thẳng do cuộc chiến thương mại kéo dài gây ra.
Ngày 29/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã tổ chức các buổi gặp mặt tại Bắc Kinh, nhằm đảm bảo sẽ không xảy ra sự khác biệt giữa phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung của các văn bản. Thêm vào đó là để cân bằng số lượng các chuyến thăm giữa hai bên. Tuần tới, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc sẽ đến Washington để tiếp tục bước vào bàn đàm phán.
Việc tập trung vào ngôn từ chung đã trở thành một vấn đề quan trọng, sau khi các quan chức Mỹ cho biết phiên bản tiếng Trung của các văn bản có nội dung không đúng trọng tâm hoặc không nhắc đến một số cam kết của các nhà đàm phán. Bởi vậy, hai bên đã hiểu sai về một số từ ngữ nhất định.
Hiện tại, Bộ Thương mại Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi về các câu hỏi đối với vấn đề này.
Những bất đồng trong vấn đề ngoại giao cho thấy cả hai bên đều rất nỗ lực đạt được một thoả thuận, tránh sự leo thang của một cuộc chiến thương mại căng thẳng và kéo dài. Trong các cuộc đàm phán, Trung Quốc đã đưa ra đề xuất dỡ bỏ thuế quan. Nhưng tuần trước, ông Trump phát biểu, các mức thuế quan vẫn sẽ được duy trì trong một "khoảng thời gian nhất định."
Hôm thứ Năm, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, cho biết hai bên đã "tiến tới gần một thoả thuận" nhưng chưa "đi đến đích" và rằng Mỹ sẵn sàng thực hiện đàm phán trong nhiều tuần, thậm chí là vài tháng để đạt được một thoả thuận bền vững. Ông nói: "Việc này không phải yếu tố thời gian, mà phụ thuộc vào chính sách và việc thực thi."
Ở thời điểm Trung Quốc đã tiến đến gần thoả thuận với Mỹ, thì các quan chức rất muốn duy trì sự xuất hiện ngang bằng của cả hai bên. Do đó, họ muốn tập trung vào các chuyến thăm giữa Bắc Kinh và Washington, nguồn tin này tiết lộ. Khi các cuộc đàm phán đã diễn ra từ xa trong vài tháng qua, thì các cuộc đàm phán trực tiếp đã được tổ chức ở Washington vào tháng 2.
Các lĩnh vực trọng tâm mà Mỹ đang yêu cầu Trung Quốc đưa ra những đề xuất hợp lý hơn đó là: quyền sở hữu trí tuệ, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc cho các công ty Mỹ và đồng ý với cơ chế thực thi thoả thuận thương mại, ông Kudlow cho hay. Phía Mỹ muốn thường xuyên thực hiện các cuộc gặp để đánh giá liệu Trung Quốc có thực hiện đúng những gì đã cam kết hay không. Hơn nữa, nếu họ không làm đúng thì khả năng Mỹ sẽ vẫn áp thuế đối với Trung Quốc mà không có mối đe doạ nào về động thái trả đũa.
Ông Kudlow phát biểu hôm thứ Năm rằng Mỹ có thể sẽ dỡ bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng của Trung Quốc, nhưng không phải là hoàn toàn. Ông nói: "Chúng tôi sẽ không từ bỏ đòn bẩy của mình. Điều này không nhất thiết là tất cả các rào cản thuế quan sẽ giữ nguyên. Một số hàng rào thuế quan sẽ được giữ lại. Một lần nữa, khi ông Lighthizer trở lại Mỹ, ông ấy sẽ nói rõ hơn về việc đó. Đây là một phần của các cuộc đàm phán và chúng ta hãy chờ đợi."