MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam nhân viên xin nghỉ việc theo đúng quy trình, 6 tháng sau bỗng bị công ty cũ kiện ra tòa: Phải bồi thường 1,5 tỷ đồng vì lý do chẳng ai ngờ

13-02-2025 - 19:28 PM | Sống

Nam nhân viên xin nghỉ việc theo đúng quy trình, 6 tháng sau bỗng bị công ty cũ kiện ra tòa: Phải bồi thường 1,5 tỷ đồng vì lý do chẳng ai ngờ

Vì một sai sót nhỏ, nam nhân viên người Trung Quốc đã bị công ty cũ đòi bồi thường số tiền ‘‘khủng’’.

Nhân viên xuất sắc bất ngờ nghỉ việc

Năm 2015, Trần Nhất Vãn, khi đó 38 tuổi, đã nộp đơn xin việc vào vị trí chuyên viên nghiên cứu của công ty công nghệ A tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc). Ngay từ vòng thử việc, anh đã thể hiện tốt khả năng cũng như bản lĩnh của bản thân. Khi trở thành nhân viên chính thức, anh Vãn tiếp tục được cấp trên tín nhiệm và đồng nghiệp nể nang. Anh liên tục mang về nhiều thành tự cho phòng ban, cũng như đứng hạng cao trong các quý thi đua của công ty. 

Tuy nhiên, vào năm 2017, Trần Nhất Vãn bất ngờ nộp đơn xin nghỉ việc với lý do cá nhân. Ban đầu, cấp trên không chấp thuận yêu cầu nghỉ việc của Nhất Vãn. Trong một lần trò chuyện với sếp, anh chia sẻ rằng vợ mình phải chuyển công tác đến một thành phố khác, bản thân quyết định nghỉ việc để cả hai có thể đồng hành cùng nhau. Nghe đến đây, cấp trên đành phải đồng ý cho anh Vãn nghỉ việc.

Sau khi kết thúc công việc tại công A, vợ chồng Nhất Vãn chuyển đến Thường Châu để sinh sống và làm việc. Khi hai người đang dần hòa nhập với công việc mới, bỗng một sự việc ‘‘động trời’’ xảy ra. 

Hôm đó, anh Vãn nhận được đơn kiện từ tòa án và nguyên đơn chính là công ty A. Họ yêu cầu anh phải bồi thường số tiền 430.000 NDT (khoảng 1,5 tỷ đồng) vì đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng. Biết tin, anh Vãn không thể đứng vững. Sau một hồi chấn tĩnh, anh mới nhớ ra điều khoản đã ký kết vào năm 2015 với công ty A. 

Nam nhân viên xin nghỉ việc theo đúng quy trình, 6 tháng sau bỗng bị công ty cũ kiện ra tòa: Phải bồi thường 1,5 tỷ đồng vì lý do chẳng ai ngờ- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Cụ thể 3 năm trước, khi Nhất Vãn được tuyển vào công ty A, hai bên đã ký kết hợp đồng lao động có thời hạn 3 năm. Do tính chất công việc phức tạp, lãnh đạo công ty đã ký riêng với Nhất Vãn "thỏa thuận bảo mật và không cạnh tranh", trong đó quy định rằng trong vòng 24 tháng sau khi quan hệ lao động giữa Nhất Vãn và công ty A chấm dứt, Nhất Vãn sẽ không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cạnh tranh với hoạt động kinh doanh của công ty A. Thỏa thuận cũng quy định rằng, công ty A phải trả cho Nhất Vãn khoản trợ cấp bảo mật và không cạnh tranh. Nếu Nhất Vãn vi phạm nghĩa vụ bảo mật và không cạnh tranh, anh ta phải trả cho công ty A khoản tiền phạt 430.000 NDT.

Về phía Trần Nhất Vãn, sau khi nghỉ việc tại công ty A, anh đã chuyển đến Thường Châu và tìm được công việc với. Khoảng 2 tháng sau, anh nhận lời mời của một người bạn vào làm việc tại công ty có tính chất tương tự công ty A. Với năng lực và bản lĩnh vốn có, Nhất Vãn đảm nhận cùng lúc 2 công việc và đạt được nhiều thành tựu tốt. Nhờ đó, thu nhập và cuộc sống của gia đình anh ngày một cải thiện hơn. Đáng nói, kể từ thời điểm nghỉ việc, công ty A vẫn trả cho Nhất Vãn khoản bồi thường không cạnh tranh hàng tháng theo thỏa thuận.

Sau khi biết được công việc hiện tại của Trần Nhất Vãn, phía công ty A đã đâm đơn kiện, yêu cầu anh phải tiếp tục thực hiện thỏa thuận không cạnh tranh và trả khoản tiền phạt là 430.000 NDT.

Phán quyết của tòa án

Vào ngày xét xử, Trần Nhất Vãn nói rằng cấp trên và công ty cũ đã lên kế hoạch để  tống tiền mình. Điều này khiến đại diện công ty A vô cùng tức giận. Luật sư của công ty A lập tức phản biện: "Nguyên đơn không ép bị đơn ký kết thỏa thuận. Thỏa thuận này được hai bên tự nguyện ký kết vào năm 2015. Tất cả đều có bằng chứng chứng minh.’’

Phiên tòa xét xử cho thấy công ty mà Nhất Vãn đang làm việc và công ty A đều hoạt động trong ngành công nghệ và có mối quan hệ cạnh tranh. Việc Nhất Vãn gia nhập công ty ‘‘đối thủ’’ đã vi phạm thỏa thuận và có thể dẫn đến nguy cơ rò rỉ thông tin, bí mật kinh doanh của công ty A. Do đó, Nhất Vãn phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho công ty. Tuy nhiên, mức bồi thường thiệt hại cố định mà hai bên thỏa thuận là quá cao và có thể làm tăng gánh nặng cho người lao động.

Nam nhân viên xin nghỉ việc theo đúng quy trình, 6 tháng sau bỗng bị công ty cũ kiện ra tòa: Phải bồi thường 1,5 tỷ đồng vì lý do chẳng ai ngờ- Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Cuối cùng, sau khi xem xét các yếu tố liên quan, tòa án đã ra phán quyết rằng anh Vãn phải trả cho công ty A khoản tiền phạt là 50.000 NDT (khoảng 175 triệu đồng) và tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ không cạnh tranh đã thỏa thuận với công ty A. 

Theo Toutiao

Khuê Hiền

doisongphapluat.nguoiduatin.vn

Trở lên trên