MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năng suất lao động Việt Nam tụt hậu 60 năm so với Nhật Bản, 40 năm so với Malaysia

Năng suất lao động Việt Nam tụt hậu 60 năm so với Nhật Bản, 40 năm so với Malaysia

Thông tin này được đưa ra trong ấn phẩm Đánh giá Kinh tế Thường niên 2020 do nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện.

Theo nhóm nghiên cứu, tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp TFP của Việt Nam hiện nay tương đối cao trong khu vực. Đặc biệt, trong năm 2019, tốc độ tăng TFP của Việt Nam là 3,6%, cao hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực ASEAN và Trung Quốc. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP cũng có những cải thiện trong những năm gần đây.

Đối với năng suất lao động (NSLĐ), theo Tổng cục Thống kê, NSLĐ của Việt Nam năm 2020 tính theo giá so sánh năm 2010 chỉ tăng 5,4% (so với mức tăng 6,2% năm 2019) và ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây, đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành. Mức tăng này tuy cao hơn hầu hết các quốc gia ASEAN nhưng vẫn thấp hơn Trung Quốc và Ấn Độ.

Mặc dù Việt Nam có mức tăng trưởng NSLĐ cao, nhưng mức tăng vẫn chưa đủ nhanh để có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác. NSLĐ của Việt Nam năm 2020, theo ước tính của ILO thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc, 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore.

Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, NSLĐ Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.

Trong giai đoạn vừa qua, lao động Việt Nam đã có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần vào gia tăng NSLĐ. Mặc dù, gia tăng NSLĐ của Việt Nam chủ yếu là gia tăng năng suất nội ngành, song sự chuyển dịch lao động cũng đóng góp khoảng 1/3 gia tăng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế. 

Giai đoạn 2016-2020, mức đóng góp của chuyển dịch lao động cao hơn so với giai đoạn 2011-2015. Điều này cho thấy hiệu quả chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế.

Thái Quỳnh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên