MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn!

07-02-2020 - 14:09 PM | Sống

Căng thẳng như một con dao hai lưỡi: Vừa là bạn vừa là thù!

"Điều gì không khuất phục được bạn, sẽ khiến bạn mạnh mẽ hơn" như một câu thần chú khích lệ chúng ta vượt qua mỗi chướng ngại vật trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi nói đến tác động của căng thẳng lên bộ não, điều này chưa chắc đã đúng hoàn toàn.

Căng thẳng không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng của những căn bệnh (nếu có) khác. Không những thế, sức khỏe của bạn có thể gặp nguy hiểm đến mức não bộ sẽ bị co lại do căng thẳng luôn tồn tại ở hầu hết thời gian trong cuộc sống. Tuy nhiên, thật may mắn là bạn vẫn có thể ngăn chặn điều này xảy ra.

Căng thẳng như một con dao hai lưỡi: Vừa là bạn vừa là thù!

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 1.

Xét một cách tổng thể, căng thẳng không hoàn toàn là một điều xấu bởi nó là bản năng để cơ thể tự bảo vệ mình. Ở cường độ thấp, căng thẳng tâm lý giúp con người có thêm động lực thích ứng với môi trường. Nó thực sự quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, ví dụ như khi ta cần sự tập trung, căng thẳng có thể là một nguồn năng lượng bổ sung để có thêm tự tin tham gia một cuộc thi đấu thể thao hoặc phát biểu trước công chúng.

Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống. Luôn luôn trong tình trạng căng thẳng có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng như đau đầu, đau dạ dày, huyết áp tăng cao, đau tức ngực và mất ngủ.

Căng thẳng quá mức có thể khiến não bộ nhỏ lại

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 2.

Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy những người liên tục trong tình trạng căng thẳng có kết quả rất thấp về bài kiểm tra trí nhớ. Không những thế, bộ não của họ cũng có kích thước nhỏ hơn so với những người có mức độ căng thẳng thấp hơn. Tình trạng co rút não này sẽ ảnh hưởng đến vùng chịu trách nhiệm ghi nhớ và học tập. Chính vì thế, căng thẳng càng kéo dài thì trí nhớ của bạn càng giảm sút cũng như khó có thể tiếp thu những điều mới trong quá trình học tập và làm việc.

Tiên sĩ Sudha Seshadri, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu trên cũng chỉ ra tình trạng căng thẳng ở hiện tại có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở 10 đến 20 năm sau. Ngoài ra, nó cũng có mối quan hệ đến các vấn đề tâm thần nghiêm trọng điển hình như trầm cảm.

Đừng lo lắng, bạn có thể kiểm soát mức độ căng thẳng của mình

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 3.

Vận động cơ thể: Theo một nghiên cứu của nhóm tác giả Úc, thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên ví dụ như những bài tập aerobic có thể cải thiện ghi nhớ cũng như duy trì sức khỏe não bộ khi chúng ta già đi. Tập luyện sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin- một loại hormone mang lại cho bạn cảm giác tích cực và lạc quan.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 4.

Ngủ đủ giấc: Không có gì đáng ngạc nhiên khi khoa học đã nghiên cứu, trong giấc ngủ, tâm trí của bạn vô cùng bận rộn. Đây là khoảng thời gian tâm trí của bạn được khôi phục và trở nên minh mẫn hơn khi bạn thức dậy. Nếu thiếu ngủ, bạn có xu hướng mệt mỏi, cáu giận và mất tập trung. Một nghiên cứu vào năm 2009 của Mỹ cho thấy những đứa trẻ dưới 10 tuổi nếu không ngủ đủ 8- 9 tiếng/ngày sẽ trở nên quá hiếu động, mất tập trung và có xu hướng bạo lực bởi giấc ngủ chính là nguồn bổ sung năng lượng cho não bộ.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 5.

Chế độ ăn hợp lý: Một chế độ ăn lành mạnh có thể tác động đến tâm trạng của bạn và thậm chí đẩy lùi tình trạng căng thẳng. Các loại ngũ cốc như gạo lứt, bắp, hạt kê,... có thể là lựa chọn lý tưởng bởi chất xơ trong ngũ cốc và các loại hạt giúp chuyển hóa mỡ và điều tiết sự hấp thu của đường - yếu tố quan trọng để kiểm soát cảm xúc.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 6.

Bên cạnh những người thân yêu: Nhận được những hỗ trợ tích cực từ các mối quan hệ sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ căng thẳng. Trò chuyện hay chia sẻ với gia đình và bạn bè sẽ giúp cơ thể tạo ra oxytocin, đây là một loại hormone giảm mức độ căng thẳng và lo âu khi chúng được phóng thích vào một số bộ phận ở não.

Não bộ sẽ co lại nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, may mắn thay, đây là chìa khóa dành cho bạn! - Ảnh 7.

Thư giãn: Tham gia các khóa học yoga, thiền định hoặc một chuyến du lịch ngắn ngày có thể là một lựa chọn lý tưởng để đẩy lùi những áp lực cuộc sống. Dành một khoảng thời gian thoát khỏi những xô bồ của cuộc sống hằng ngày sẽ mang lại sự an tâm và một cái nhìn sâu sắc và từ đó những căng thẳng sẽ dần tiêu tan.

* Tham khảo trang Bright Side

Anh Thơ

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên