Nền kinh tế hàng đầu châu Âu ‘rung chuyển’, ngành công nghiệp trứ danh một thời nay lao dốc, chưa thể tìm thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’
Nền kinh tế nước này còn ảm đạm. Dữ liệu kinh tế mới nhất cũng cho thấy chưa có nhiều tiến triển để thay đổi điều này.
- 13-02-2024Triển vọng kinh tế toàn cầu 2024: Nỗ lực vươn lên chống chọi "cơn gió ngược"
- 13-02-2024Khi nhiều nhà đầu tư đón Tết Nguyên đán, Bitcoin “lặng lẽ” tăng vượt mốc 50.000 USD, phá đỉnh hơn 2 năm
- 13-02-202410 năm sau khi bị 'bẻ cong', smartphone Android mới 'thẳng' trở lại - Công tội ở ai?
Một số điểm dữ liệu quan trọng của Đức năm 2023 gồm số đơn đặt hàng nhà máy, xuất khẩu và sản xuất công nghiệp - đã được công bố vào tuần trước. Chúng cho thấy một năm không mấy khả quan và khiến loạt nhận định Đức là “người bệnh của châu Âu” lại xuất hiện.
Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg, nói với CNBC: “Dữ liệu đã xác nhận rằng ngành công nghiệp Đức vẫn đang suy thoái”.
Sản xuất công nghiệp tháng 12 giảm 1,6% so với tháng trước, nếu tính cả năm, nó đã giảm 1,5% so với năm 2022. Xuất khẩu - vốn là nền tảng chính của kinh tế Đức - đã giảm 4,6% trong tháng 12 và giảm 1,4%, tương đương 1,562 nghìn tỷ euro (1,68 nghìn tỷ USD) trong cả năm.
Mặt khác, dữ liệu đơn đặt hàng của nhà máy thoạt nhìn có vẻ hứa hẹn vì nó phản ánh mức tăng 8,9% trong tháng 12 so với tháng 11. Nhưng sự tăng trưởng này “không đủ”, nhà kinh tế học cấp cao Franziska Palmas của Công ty Tư vấn Capital Economics nói với CNBC. Bà giải thích rằng đó là do một số đơn đặt hàng quy mô lớn có xu hướng không ổn định và các đơn đặt hàng nhỏ hơn thực sự đã giảm xuống mức thấp nhất sau đại dịch. Nhìn chung cả năm 2023, số lượng đơn đặt hàng tại nhà máy đã giảm 5,9%.
Holger Schmieding đánh giá mặc dù dữ liệu từ tháng 12 vẫn chưa cho thấy sự phục hồi sắp xảy ra, nhưng chỉ số quản lí thu mua (PMI) gần đây nhất chỉ ra rằng điều tồi tệ nhất trong lĩnh vực sản xuất có thể sớm kết thúc. Ông lưu ý: “Mặc dù ở mức 45,5 điểm nhưng nó đã tăng lên mức cao nhất trong 11 tháng”.
Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế khó có thể xảy ra ngay lập tức, Erik-Jan van Harn, chiến lược gia vĩ mô về thị trường & kinh tế toàn cầu tại Rabobank nói với CNBC. Ông giải thích: “Chúng tôi vẫn chưa thấy hoạt động trong ngành công nghiệp Đức trong quý I/2024 quay về mức trước đại dịch, nhưng nó có thể sẽ ít nghiêm trọng hơn so với quý IV/2023”. Sau đó, ông dự đoán tốc độ tăng trưởng quý sẽ tăng nhẹ nhưng cho rằng tốc độ tăng trưởng cả năm không thay đổi.
Những người khác thậm chí còn bi quan hơn về nền kinh tế nước này.
Nhà kinh tế trưởng Jörg Krämer của Commerzbank nói với CNBC: “Chúng tôi giữ nguyên dự báo rằng nền kinh tế Đức sẽ giảm tổng thể 0,3% vào năm 2024”.
Theo dữ liệu do văn phòng thống kê liên bang công bố vào tháng trước, điều này về cơ bản sẽ phù hợp với diễn biến của nền kinh tế Đức vào năm 2023, khi nó giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Dữ liệu cũng cho thấy GDP giảm 0,3% trong quý IV, nhưng Đức vẫn tránh được suy thoái kỹ thuật.
Điều này là do cơ quan thống kê nhận thấy quý III/2023 chứng kiến sự trì trệ hơn là “thu hẹp”. Nhưng nếu nền kinh tế đi xuống như dự đoán trong ba tháng đầu năm 2024, Đức thực sự sẽ rơi vào suy thoái.
Krämer giải thích: “Các doanh nghiệp có quá nhiều thứ phải đối mặt – lãi suất toàn cầu tăng, giá năng lượng cao,...”
Theo đó, Van Harn của Rabobank chỉ ra rằng một số cơn gió ngược có thể đóng vai trò quan trọng làm suy yếu dữ liệu xuất khẩu. Ông cho biết, các yếu tố như năng lượng giá rẻ từ Nga, nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc và thương mại toàn cầu gia tăng đã thúc đẩy xuất khẩu của Đức trong nhiều thập kỷ, “nhưng chúng hiện đang chững lại”.
Tham khảo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng