Nền kinh tế Nga vẫn ‘vững như bàn thạch’, hàng nghìn lệnh trừng phạt đã không còn hiệu quả?
Các đợt trừng phạt do Mỹ áp đặt sau cuộc xung đột Nga – Ukraine đã không đủ sức làm lung lay nền kinh tế của Nga nhiều như mong đợi. Trong một báo cáo mới, hai nhà nghiên cứu đã giải thích lý do vì sao.
- 26-09-2024Quốc gia châu Âu mỗi tháng nhập hàng trăm tấn khí đốt từ Nga: 'Cầu cứu' EU áp lệnh trừng phạt cứng rắn hơn vì không thể 'cai nghiện' năng lượng Nga
- 25-09-2024Doanh thu từ lĩnh vực chủ chốt của Nga dự kiến giảm đáng kể trong những năm tới: Điện Kremlin tự dự báo từ trước, chuẩn bị sẵn tinh thần đón 'tin xấu'
- 25-09-2024Ngoại trưởng Lavrov: Nga là “người tử tế” nên hứng chịu hàng nghìn lệnh trừng phạt vẫn không cắt xuất khẩu dầu khí sang châu Âu
Nhà kinh tế Oleg Itskhoki của Đại học Harvard và Elina Ribakova của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson lập luận rằng các lệnh trừng phạt lẽ ra phải được áp dụng mạnh mẽ hơn thay vì áp dụng từng phần.
Các tác giả nêu trong báo cáo rằng “các lệnh trừng phạt không phải giải pháp toàn diện”. Các nhà nghiên cứu cho biết Nga có thể đã chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt tài chính vì họ rút kinh nghiệm từ các lệnh trừng phạt áp dụng năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Ngoài ra, hiệu quả của các lệnh trừng phạt đã bị suy yếu do không có nhiều quốc gia tham gia vào các lệnh này, chẳng hạn như các nền kinh tế lớn Trung Quốc và Ấn Độ.
Báo cáo cho biết "mặc dù số lượng lệnh trừng phạt nhiều, nhưng tác động hữu hình đối với nền kinh tế Nga vẫn chưa rõ ràng" và "sự hợp tác toàn cầu là điều không thể thiếu".
Tác động hạn chế của lệnh trừng phạt đối với Nga có hiệu quả trong một thời gian. Nhưng báo cáo cung cấp một bức tranh chi tiết hơn về cách Nga thích ứng với các lệnh trừng phạt. Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến các lệnh trừng phạt của Mỹ trong tương lai.
Báo cáo này sẽ được trình bày tại Viện Brookings vào tuần tới.
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ đã trừng phạt hơn 4.000 cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm 80% tài sản ngân hàng của Nga.
Chính Mỹ cũng thừa nhận rằng chỉ riêng các lệnh trừng phạt không thể ngăn chặn nước Nga. Nhiều chuyên gia chính sách cho rằng các lệnh trừng phạt không đủ mạnh, bằng chứng là sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga.
Nga vẫn có thể tránh mức giá trần 60 USD đối với xuất khẩu dầu do Mỹ và G7 áp đặt. Lệnh này cấm các công ty bảo hiểm và vận chuyển phương Tây xử lý dầu vượt quá mức giá trần. Vì thế, Nga đã dùng các đội tàu chở dầu cũ của riêng mình, không sử dụng dịch vụ của phương Tây để vận chuyển 90% lượng dầu của mình.
Mỹ thúc đẩy mức giá trần như một cách để cắt giảm lợi nhuận từ dầu mỏ của Moscow mà không làm giảm lượng lớn dầu của Nga khỏi thị trường toàn cầu và đẩy giá dầu, giá xăng và lạm phát lên cao. Những lo ngại tương tự đã ngăn cản Liên minh châu Âu áp đặt lệnh tẩy chay đối với hầu hết dầu của Nga trong gần một năm sau khi cuộc xung đột diễn ra.
Các nhà lãnh đạo G7 đã nhất trí với khoản vay 50 tỷ USD để giúp Ukraine, trả bằng lãi kiếm được từ tài sản ngân hàng bị đóng băng của Nga. Tuy nhiên, các quốc gia này vẫn chưa thể thống nhất về cơ cấu của khoản vay.
Theo AP
Nhịp Sống Thị Trường