Đi khắp dải đất hình chữ S, đâu đâu người ta cũng thấy dấu ấn của những phong vị ẩm thực đặc biệt, chuyên chở những giá trị văn hóa vùng miền. Một buổi chiều thu se lạnh, nhấm nháp chút cốm xanh thấy nhớ Hà Nội da diết. Bên dòng Thu Bồn êm ả, một tô cao lầu thơm ngon gợi cả ký ức Hội An. Giữa phố thị Sài Gòn tấp nập, tiếng kẻng từ xe hủ tíu gõ như kể câu chuyện của thành phố 300 năm tuổi.
Dẫu đa dạng, dẫu đặc trưng, đâu đó giữa các vùng miền vẫn có những điểm giao thoa của một nền ẩm thực Việt. Nếu phải lựa chọn một món ăn, một nếp nhà hương bếp để mở đầu một cuốn sách về ẩm thực Việt, có lẽ trọn vẹn nhất, ý nghĩa nhất là bữa cơm gia đình. Từ Bắc chí Nam, bữa cơm của người Việt bao năm nay vẫn đủ đầy 3 món chính: canh, mặn, luộc. Dù cách chế biến có khác nhau, món ăn có đôi phần khác biệt thì hương vị của từng món ăn vẫn đậm đà, ướp đậm cả tình yêu gia đình trong từng giọt nước mắm.
Dù bao năm trôi qua, phong cách nhà thay đổi, gian bếp cũng hiện đại hơn nhưng mâm cơm Việt luôn là hình tròn. Trong tín ngưỡng dân gian, hình tròn gợi nhắc tới sự vẹn nguyên, như mặt trăng, mặt trời, hình tượng bánh dày đã gắn liền với tâm thức người Việt. Hai tiếng "sum vầy" hay "quây quần" có ý nghĩa lớn lao với người Việt và chỉ bên mâm cơm hình tròn, người ta mới cảm nhận hết được tinh thần ấy. Hình tròn chẳng có điểm đầu, cũng không có điểm kết, như những giá trị truyền thống cứ tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bên mâm cơm hình tròn, không có ai bị bỏ lại trong những cuộc trò chuyện. Mâm cơm nhỏ, đủ để đựng vài chiếc chén đĩa, đủ để người nhà có thể lắng nghe nhau, đủ để những cánh tay vươn ra gắp cho nhau miếng ngon không bị chới với, đủ để những câu chuyện bên mâm cơm không phải lớn tiếng, gắt gỏng hay khó chịu.
Ngược dòng chảy ẩm thực Việt Nam, từ bao đời nay, phong cách nấu nướng bên mâm cơm truyền thống luôn có đầy đủ ba yếu tố canh, mặn, luộc. Mỗi vùng miền có các món ăn khác nhau nhưng dọc đất nước đâu đâu cũng thấy bát cơm dẻo, đĩa rau xanh cùng đĩa thịt luộc hay nồi cá kho là linh hồn của bữa cơm nhà.
Người Việt có thói quen bày biện tất cả món ăn cho vừa mâm hình tròn, bưng ra cùng một lúc thay vì dọn từng món như cách ăn uống của người phương Tây để thấy sự đề huề, no đủ. Và trong bữa cơm ba món đó, đặt ở giữa chiếc mâm tròn là bát nước mắm chấm màu cánh gián, sánh mịn, thêm vài lát ớt tươi dậy hương cả gian bếp.
Rau xanh hay món luộc chấm chút nước mắm cho thêm phần mặn mà. Hay đơn giản là những bữa cơm chan nước mắm vào chén cơm trắng ăn cũng thấy ngon miệng. Từ những bữa cơm giản đơn như vậy, nước mắm đã đi vào dòng chảy ẩm thực đầy tự nhiên. Thuở nước mắm còn hiếm, các gia đình phải tự chưng cất, ủ nước mắm. Những giá trị xưa vẫn còn được gìn giữ, chỉ có nước mắm giờ đã không cần dày công ủ mà luôn có sẵn tại các siêu thị cửa hàng để mỗi bà nội trợ khi cầm chai nước mắm lên lại nhớ bữa cơm thuở hàn vi.
Đi cùng văn hóa sử dụng nước mắm trong nấu nướng, kho xào hay bất kể chế biến món gì của người Việt là văn hóa chấm chung bát nước mắm. Dù cuộc sống hiện đại mang đến cho chúng ta rất nhiều lựa chọn đồ chấm khác nhau nhưng nước mắm vẫn là thứ nước chấm hấp dẫn nhất, bởi cả hương vị và sự quen thuộc, gợi lên một cảm giác quây quần gia đình. Những người xa quê, từ Bắc vào Nam hay miền Trung lên Tây Nguyên luôn nhớ mang theo chai nước chấm 3 Miền hợp vị với món ăn khắp mọi miền Tổ quốc, để tìm được hương vị quê nhà giữa chốn xa xôi. Nước chấm 3 Miền sóng sánh với màu nâu cánh gián, dậy hương cá cơm tươi, giúp kho tiện, nấu tiện, chấm tiện và hòa quyện cùng mọi hương vị món ăn. Để kho cá cũng ngon, nêm nếm canh củ quả cũng thêm đậm đà hay dùng riêng như một thức chấm càng giữ trọn hương vị.
Những điều đơn giản ấy đã góp phần tạo nên sức sống bền bỉ của văn hóa ẩm thực Việt Nam. Đi từ các món ăn bình dị, chẳng cầu kỳ về hình thức nhưng vẫn đậm vị thơm ngon, ẩm thực Việt Nam khởi sự từ một bữa cơm quá đỗi giản dị. Và chính vì sự giản dị ấy - như bát nước mắm chẳng cần nêm nếm pha trộn gì hơn nữa, những giá trị văn hóa mới có thể trường tồn, nếp nhà mới được gìn giữ bảo vệ qua từng thế hệ.
Tay ngang theo nghiệp đầu bếp nhưng với năng khiếu tinh tế và sự luyện tập chăm chỉ, đầu bếp Ryan Pham đã khẳng định sự thành công của mình trong làng ẩm thực Việt với nhiều giải thưởng có giá trị. Nặng lòng với ẩm thực Việt, với những bữa cơm nhà mang nhiều giá trị tinh thần, người đầu bếp nổi tiếng Ryan Pham đã có cơ hội khám phá ẩm thực của nhiều vùng miền trên khắp Việt Nam. Mỗi bữa ăn truyền thống của các gia đình Việt lại gợi nhắc trong anh kỷ niệm gia đình thân thương cùng chén nước mắm ngày nào.
"Từ lúc 10 tuổi, trong nhà có ba anh em nhưng tôi luôn là đứa được mẹ sai vặt nhiều nhất. Nào là đi chợ, phụ giúp mẹ làm các món ăn cho gia đình. Mỗi lần được mẹ cho đi chợ mua nguyên liệu, tôi lại thấy rất hào hứng. Mẹ đã truyền cảm hứng nấu nướng cho tôi rất nhiều. Nhờ mẹ mà tôi đã tìm thấy niềm vui trong nấu ăn ngay từ khi còn nhỏ. Mẹ thường chỉ cho tôi cách để nấu bữa cơm Việt "đúng chuẩn" với nước mắm, rau luộc hay cách nêm nếm nước mắm trong các món kho, xào; chẳng cầu kỳ nhưng đúng tinh thần ẩm thực Việt Nam. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ những bát nước mắm thuở nhỏ của mẹ.
Có một lần được "trổ tài" pha nước chấm trong bữa giỗ ở nhà. Tuy nhiên, chấm thử xong cả nhà lắc đầu nguầy nguậy nói mặn quá. Tôi chợt nhận ra không phải dễ dàng để có thể xử lý mắm nhưng kể từ sau đó, khả năng dùng mắm của tôi thành thục hơn rất nhiều. Với một sản phẩm phải chiếm tới 70% trong các món ăn người Việt, tôi nghĩ đầu bếp nào cũng cần hiểu nước mắm như hiểu linh hồn ẩm thực Việt.
Tôi vẫn còn nhớ công thức nước chấm chua ngọt hồi nhỏ của mẹ, nhớ cả những lúc ngồi dầm ớt, giã tỏi để mẹ gia giảm nước mắm. Giờ đây, tôi vẫn sử dụng nước chấm 3 Miền với các công thức cũ, hương vị vẫn đảm bảo thơm ngon như ngày nào. Khi dùng nước chấm 3 Miền để chế biến các loại sốt trộn salad hay ướp thịt, khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm dịu, vị đậm đà của nước chấm hòa quyện với vị tươi ngon của nguyên liệu."
Bữa ăn thuở nhỏ luôn là bữa ăn ngon nhất cuộc đời dù có dịp đi khắp mọi miền tổ quốc hay tới những nơi xa xôi. Với người đầu bếp đã bao năm "chinh chiến" cùng nhiều giải thưởng trong và ngoài nước, bữa cơm ngày bé cũng theo anh suốt những năm tháng trưởng thành. Một mâm cơm chan chứa tình cảm, có sự chu đáo của mẹ, có bàn tay mẹ chuẩn bị mọi món ăn, có hương vị nước chấm đậm đà cho mỗi món ăn thêm phần ngon miệng. Năm tháng qua đi, có những thứ thay đổi nhưng hương vị nước mắm vẫn vẹn nguyên, theo anh trong từng sáng tạo ẩm thực với bất cứ món ăn nào.
"Tôi thường chọn nước chấm 3 Miền để chế biến các món ăn Việt. Sáng tạo ẩm thực cũng như mọi hoạt động sáng tạo khác, đều cần giữ lấy cái hồn cốt, cái nguyên bản. Và với ẩm thực Việt, nước mắm chính là tinh hoa được chắt lọc qua thời gian, gợi lên một căn bếp Việt, một không gian ẩm thực Việt dù ở bất cứ nơi đâu.
Bữa ăn hồi nhỏ cũng đạm bạc giản đơn, đôi khi chỉ có cà pháo với dưa chua nhưng cũng chan chứa nhiều kỷ niệm và luôn là bữa ăn ngon nhất. Ở tuổi này, thỉnh thoảng vẫn thèm cơm mẹ nấu; không phải vì đồ ăn mà quan trọng là hương vị hồi nhỏ, những cảm giác theo cùng các món ăn ký ức."
Chef Ryan Pham tin chọn nước chấm cá cơm 3 Miền không chỉ bởi nguồn gốc rõ ràng, được bảo chứng bởi Công ty thực phẩm hàng đầu UNIBEN mà còn bởi hương vị đậm đà, đậm vị truyền thống. Nước chấm cá cơm 3 Miền với thành phần từ nước mắm cá cơm nguyên chất, đặc chế theo những bí quyết riêng giúp cho các món ăn dậy vị thơm ngon, đậm đà hương vị, gợi nhắc mỗi chúng ta về những kỷ niệm của nếp nhà xưa cũ, của mâm cơm quây quần hay những hình ảnh rất đỗi Việt Nam.
Trải qua bao biến thiên của thời cuộc, dù vạn vật có đổi thay nhưng nếp nhà xưa vẫn thế. Vẫn những tiếng cười vang cả khu phố với khói và hương thơm nghi ngút trong mỗi bữa cơm chiều. Vẫn là mâm cơm tròn đủ đầy với chén nước chấm ở vị trí trung tâm. Và nước chấm 3 Miền là cái tên nói lên tất cả, là tổng hoà từ ẩm thực 3 miền, là sự chắt lọc những gì tinh tuý nhất của cả nền ẩm thực Việt cho ra đời loại nước chấm đậm vị truyền thống, dù nấu món ăn nào thì nêm thêm nước chấm 3 Miền cũng đều phù hợp. Giữa xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả bận rộn, lựa chọn nước chấm 3 Miền giúp người phụ nữ tiết kiệm hơn thời gian nấu nướng mà vẫn đảm bảo những bữa ăn đậm vị thơm ngon, chuẩn "nếp cũ, hương xưa".
Nhịp sống kinh tế