Nếu bạn đã không có giá trị, cho dù nhảy việc cũng chỉ là nhảy từ "hố lửa" này sang "hố lửa" khác mà thôi!
Rất nhiều người đều đang rơi vào tư duy sai lầm, luôn suy xét công việc sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân mình, vừa muốn có tiền, vừa muốn có tương lai, lại muốn có được sự hài lòng của lãnh đạo. Tuy nhiên trên đời này chẳng có con đường nào dễ đi, cũng không có công việc nào dễ dàng cả. Muốn tìm được công việc như mong muốn, bạn phải làm thế nào?
- 13-09-202135 tuổi phá sản, nhảy việc hơn 40 lần, Joe Girard trở thành người bán hàng vĩ đại nhất thế giới nhờ 1 kỹ năng đỉnh!
- 31-08-2021Làm việc 4 ngày/tuần, Microsoft Nhật Bản tăng 40% năng suất, Iceland nhảy vào cuộc và thành công rực rỡ: Làm ít, hiệu quả nhiều đang là xu hướng mới
- 23-07-2021CFO ví MoMo tiết lộ bí kíp chọn bạn đời để hôn nhân hạnh phúc, khuyên người trẻ muốn nhảy việc cần lưu ý 2 điều, nếu tham quá dễ "xôi hỏng bỏng không"
Tôi sắp bị đồng nghiệp cũ làm cho phát điên rồi. Chuyện là thế này:
Cậu ta lại nói muốn từ chức. Đây là lần thứ tư cậu ấy muốn nghỉ việc trong tháng này rồi. Lí do thì thật ấu trĩ. Tóm lại cũng chỉ là một câu: "Đi làm không thấy vui!". Cậu ta không ngừng than phiền, sếp không biết chỉ đạo, đồng nghiệp không thân thiện, khách hàng thì khó tính.
Lời than phiền như vậy không phải lần một lần hai. Chỉ có duy nhất một điều khác biệt, đó là đối tượng sẽ chuyển từ lãnh đạo A sang lãnh đạo B, chuyển từ công ty A sang công ty B. Tôi đoán rằng sự việc tương tự chắc chắn vẫn sẽ tiếp tục xảy ra. Làm việc bao nhiêu năm, tôi đã nghe quá nhiều lời "bốc phốt" như vậy rồi.
Hình minh họa
Họ luôn than vãn rằng:
"Sếp của tôi vô cùng kém cỏi, việc đó rõ ràng không phải làm như vậy!"
"Ông chủ tôi cứ thay đổi liên tục, dự án vừa mới phê duyệt, làm được hai tháng liền bỏ không làm nữa."
"Công ty chỗ tôi làm thật ngu ngốc, cơ hội tốt như vậy mà không biết giành lấy, toàn đi làm chuyện đâu đâu!"
Nhưng sau khi những người họ đổi vô số công việc, kết quả lại chẳng có chỗ nào vừa ý. Tại sao vậy?
Nam diễn viên Triệu Bản Sơn từng đưa ra câu trả lời kinh điển:
"Những người họ hoàn toàn không nhận ra sự thật rằng: những vấn đề mà bạn gặp phải ở nơi làm việc, 90% không thể giải quyết bằng việc từ chức."
Một nhà tuyển dụng đã nói một câu rất hay:
""
Bạn nói lãnh đạo không tốt, đương nhiên có thể xin nghỉ việc; bạn cho rằng công ty không ổn, đồng nghiệp không thân thiện, bạn cũng có thể xin nghỉ việc. Tuy nhiên lại ít người có thể nghĩ được rằng, rốt cuộc phải làm như thế nào mới không gặp phải những lãnh đạo và đồng nghiệp như vậy?
Ở nơi làm việc, 3 loại người dễ xảy ra xung đột nhất chính là: lãnh đạo, đồng nghiệp, khách hàng.
Lãnh đạo ngày thường tươi cười với bạn, nhắc đến tiền lại "lật mặt" ngay lập tức. Đồng nghiệp không phải kẻ xu nịnh thì cũng luôn tìm cách hãm hại bạn. Khách hàng lại luôn là những người rất kỳ lạ, không biết bản thân mình muốn gì. Nhưng chỉ cần bạn làm bất cứ điều gì, anh ta liền biết ngay bản thân không thích điều đó.
Do đó, bạn lựa chọn nghỉ việc, cảm thấy nơi đây không hợp với bản thân, luôn hi vọng môi trường mới sẽ có triển vọng hơn. Tuy nhiên, thực tế luôn rất phũ phàng. Rất nhanh thôi bạn sẽ phát hiện, môi trường mới vẫn tồn tại những vấn đề tương tự như vậy.
Tài năng của bạn vẫn không được lãnh đạo phát hiện, đồng nghiệp vẫn lạnh nhạt với bạn, khách hàng vẫn sẽ đưa ra những yêu cầu vô lí ngược đời.
Hình minh họa
Không phải con đường sự nghiệp của bạn tồi tệ mà do bạn chưa điều chỉnh được tâm lí phù hợp.
Trên đời này không có con đường nào dễ đi, cũng chẳng có công việc nào dễ dàng thành công. Những người mà bạn thấy họ luôn thoải mái, vui vẻ, chẳng qua là vì họ nỗ lực nhiều hơn bạn, họ tài giỏi thông minh hơn bạn mà thôi.
Gặp những chuyện không vui lại muốn dùng việc từ chức để giải quyết, chỉ có thể nói rằng bạn quá "non nớt".
Điều kiện vật chất hiện nay ngày càng tốt, nhưng điều này cũng hình thành nên một thói quen xấu: không thích liền mua đồ mới, ít khi suy xét đến việc sửa chữa lại nó.
Trong công việc cũng như vậy, gặp những lãnh đạo mà mình không thích, thay vì thử nói chuyện tìm hiểu đối phương, bạn lại trực tiếp lựa chọn nghỉ việc. Trên thực tế, đó gọi là sự tháo chạy.
Hình minh họa
Tôi đã từng phỏng vấn một ứng viên thường xuyên thay đổi công việc, thái độ anh ta cũng kém cỏi như vậy. Quan niệm về công việc của anh ấy rất đơn giản: thoải mái, tự do, nếu không sẽ đổi việc khác. Kết quả, mặc dù tốt nghiệp được 5 năm nhưng anh ta vẫn đang đi phỏng vấn xin việc như người mới ra trường.
Chỉ vì quá theo đuổi sự "thoải mái" nhất thời mà đánh mất đi sự "thoải mái" cả đời, quả thực không đáng như vậy.
Có người ví nơi làm việc giống như cây đại thụ mà có vô số con khỉ. Từ trên nhìn xuống sẽ thấy mặt cười, nhưng nhìn từ dưới lên lại chỉ thấy mông của chúng.
Bạn có ý tưởng của riêng mình là tốt. Nhưng nếu bạn không chịu leo lên cao, vậy mãi mãi bạn chỉ ở dưới tầng thấp, mãi mãi chỉ có thể nhìn thấy thất bại.
Bạn phải trèo đến một độ cao nhất định, sau đó nhảy sang một cây khác, đó mới thực sự được gọi là thay đổi môi trường.
Rất nhiều người đều đang rơi vào tư duy sai lầm, luôn suy xét công việc sẽ mang lại lợi ích gì cho bản thân mình. Yêu cầu của họ luôn đòi hỏi rất cao, vừa muốn có tiền, vừa muốn có tương lai, lại muốn có được sự hài lòng của lãnh đạo.
Trong bộ phim "The Godfather" có một câu kinh điển:
"Những người mất nửa giây để nhìn thấu bản chất của sự vật, và những người cả đời không thể nhìn thấy bản chất đó, chắc chắn có số phận hoàn toàn khác nhau."
Nơi làm việc cũng như vậy, không nắm chắc được bản chất của công việc thì có đổi một trăm việc cũng vô dụng. Không phải vì họ không muốn cho bạn cơ hội, mà vì chính bạn không cho họ lí do để làm điều đó.
Có người hỏi rằng: "Khi nào mới là thời điểm thích hợp nhất để nghỉ việc?"
Có người trả lời, đó là khoảng tháng 3 và tháng 4, vì đó là mùa tuyển dụng và dễ tìm được công việc nhất.
Tôi không hề tán thành với ý kiến đó. Với những người tài giỏi mà nói, tháng nào cũng sẽ là "mùa tuyển dụng". Thời gian thích hợp để nghỉ việc nhất, có lẽ là khi bạn đã tích lũy được đủ nguồn vốn và kiến thức cho bản thân mình.
Đồng nghiệp cũ của tôi là Lão Lí. Hầu như năm nào anh ấy cũng đổi công việc một lần nhưng vẫn luôn là nhân tài được nhiều công ty săn đón. Tại sao vậy?
Bởi anh ấy luôn nỗ lực nhiệt huyết với công việc, không ngừng tích lũy, giúp anh ngày càng phát triển và có cơ hội bay cao hơn trong sự nghiệp của mình.
Hình minh họa
Người thông minh sẽ hiểu được cách "tận dụng". Cho dù lãnh đạo có đối tốt với bạn hay không, việc bạn nên làm chính là mượn "tấm đệm" đó để nhảy sang "tấm đệm" khác. Chứ không phải giống những người kia, chỉ biết "rao bán" năng lực và thời gian của mình, không hài lòng liền nhảy sang một môi trường tồi tệ khác mà không biết.
Khi bạn chưa đủ năng lực, bạn chỉ có thể làm thuê cho những người khác. Nếu bạn thật sự muốn thay đổi, vậy hãy nỗ lực để giành lấy những năng lực mà mình muốn.
Nếu muốn tháo chạy, hãy chạy một cách đúng nghĩa. Nếu không cũng chỉ là nhảy từ "hố lửa" này sang "hố lửa" khác mà thôi.
Doanh nghiệp và tiếp thị