Nếu muốn con luôn nằm trong top học giỏi nhất lớp, cha mẹ hãy trả lời mọi câu hỏi của con theo cách hiệu quả này
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra phương pháp trả lời dành cho cha mẹ giúp trẻ càng hỏi càng giỏi.
- 23-09-2020Nhiều cha mẹ tại TP.HCM đưa con đi cầu cứu bác sĩ vì bàn tay, bàn chân xuất hiện các tổn thương lạ
- 23-09-2020Bác sĩ BV Nhi đồng chia sẻ 4 sai lầm nguy hiểm của cha mẹ khi hạ sốt cho trẻ
- 18-09-2020Sau này trẻ sẽ thành công vượt trội hơn các bạn nếu cha mẹ cho phép con làm 6 việc này mỗi ngày
Trong mắt của người lớn, mọi trẻ em đều tò mò và rất hay hỏi. Từ chuyện con kiến ăn gì cho đến vì sao chiếc lá lại xanh. Mọi thứ - trên trời dưới biển – đều có thể trở thành đề tài để trẻ khai thác. Và trong khi hầu hết các cha mẹ đều lựa chọn trả lời qua loa trước những câu hỏi của con, thì các nhà nghiên cứu lại chỉ ra rằng bạn càng trả lời con kỹ lưỡng bao nhiêu, con bạn càng thông minh và học giỏi hơn bấy nhiêu.
Để chứng minh nhận định này, Phó giáo sư nhi khoa Prachi E. Shah – công tác tại trường đại học Michigan (Mỹ) đã theo dõi kết quả học tập ở trường của 6.200 trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo. Kết hợp với bảng khảo sát hành vi của phụ huynh, kết quả cho thấy những đứa trẻ tò mò hay hỏi luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Do đó, việc cha mẹ trả lời chi tiết các câu hỏi của con luôn khiến con ngày càng tò mò và hấp thụ được nhiều điều mới lạ. Từ đó, con sẽ ngày càng học giỏi hơn và thông minh hơn.
1. Những đứa trẻ luôn tò mò là những người đạt thành tích cao trong học tập
Trên thực tế, sự tò mò chính là nguyên nhân giúp các nhà khoa học tạo ra những đột phá. Tương tự, tò mò cũng giúp trẻ em học tốt hơn và đạt được kết quả học tập cao nhất là trong hai môn toán và tập đọc.
Vì vậy, cha mẹ hãy nuôi dưỡng sự hứng thú tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống của con. Bởi đó chính là tiền đề giúp con học giỏi và thành công.
2. Đặt các câu hỏi gợi mở để trẻ tiếp tục tìm hiểu về chủ đề mà mình đang quan tâm
Theo phó giáo sư Prachi, khi một đứa trẻ hỏi và nhận lại một câu trả lời ngắn gọn, cụt ngủn thì con sẽ không tiếp tục hỏi nữa. Đây là sai lầm chung của rất nhiều cha mẹ. Họ cho rằng trẻ con biết gì đâu mà phải giải thích nhiều hoặc lớn lên con sẽ tự biết thôi. Việc này khiến trẻ chán nản và không muốn tìm hiểu thêm.
Bà Prachi khuyên rằng cha mẹ nên trả lời mọi câu hỏi của trẻ một cách chi tiết và gợi mở ra nhiều vấn đề để thu hút con vào một cuộc trò chuyện kéo dài có chất lượng.
Ví dụ, con hỏi: "Con kiến đi đâu đấy mẹ?". Nếu bạn chỉ trả lời vu vơ rằng "Nó đi kiếm mồi hay nó đi về nhà thôi" thì ngay lập tức cuộc trò chuyện sẽ chấm dứt. Nhưng nếu bạn nói với con: "Chú kiến đang đi kiếm mồi. Con có biết kiến ăn gì không?" thì chắc chắn câu chuyện sau đó sẽ mang đến nhiều điều thú vị.
3. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, đơn giản khi giải thích với con
Vì còn nhỏ nên vốn từ ngữ của trẻ vẫn còn hạn chế. Do đó, thay vì dùng từ ngữ "chuyên ngành", cha mẹ hãy lựa chọn những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu. Bằng cách sử dụng các câu ngắn, các thông tin chi tiết, bạn và con sẽ cùng nhau bước vào một cuộc tìm hiểu lý thú.
Hãy tiếp tục đặt nhiều câu hỏi hơn để trẻ đã tò mò lại càng tò mò hơn.
Sẽ chẳng có gì phải xấu hổ khi thú nhận với con rằng "Bố/mẹ không biết vấn đề này". Nhưng sau khi nói câu này xong, bà Prachi khuyên các bậc phụ huynh nên kèm thêm câu: "Chúng ta cùng tìm hiểu nhé".
Cha mẹ có thể cùng con lên mạng tra cứu thông tin, hoặc vào nhà sách hay thư viện để tìm những quyển sách có chủ để liên quan. Trong quá trình tìm hiểu này, cha mẹ có thể dạy con thêm kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin để sau này khi lớn lên con có thể tự tìm hiểu một mình.
Việc làm này sẽ giúp bạn vừa học được những điều mới mẻ, thú vị, vừa giúp trẻ lấy cha mẹ làm một tấm gương sáng. Rằng không phải ai cũng biết tất cả mọi thứ. Và nếu không biết thì hãy tìm hiểu bằng cách đọc sách hoặc tra cứu thông tin trên internet.
Pháp luật và Bạn đọc