MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nếu muốn thành công, làm ơn đừng tin mấy chuyện triệu phú ổ chuột nữa

02-07-2016 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

Giáo dục và tài chính càng phát triển thì càng ít cơ hội để những người trẻ tuổi không học hành, không nền tảng gì mà vẫn có thể thành công. Những câu chuyện triệu phú ổ chuột đã dần trở thành chuyện cổ tích trong ngành kinh doanh.

Bất kể nền văn hóa nào cũng có những câu chuyện cổ tích và ngành kinh doanh cũng không phải là ngoại lệ. Còn nhớ thời cơn sốt vàng năm 1948 ở miền Tây nước Mỹ, vì là vùng hoang mạc nên dân di cư đến đây rất vất vả, nhưng sức quyến rũ của đồng tiền đã nhanh chóng thu hút khoảng 300.000 người dân di cư từ khắp nơi đổ về California với ước mơ đổi đời.

Sau khoảng thời gian đó, vùng California xuất hiện những người chủ doanh nghiệp đi lên từ những đồng bạc lẻ chắt chiu từ nghề đánh giày hay bốc vác. Vị tỷ phú Donald Trump vẫn tự cho rằng mình đã tự tay lập nghiệp mà không cần học hết đại học, nhưng thật ra khi ông mới bắt đầu sự nghiệp, cha ông là Fred Trump đã đưa cho ông một khoản tiền lên tới 1 triệu USD. Cha của Donald Trump là một nhà phát triển bất động sản thành công. Những mối quan hệ xã hội và tên tuổi của ông trong giới đã giúp Donald Trump thuận lợi bắt đầu công việc kinh doanh của mình.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mô hình thành công kiểu triệu phú ổ chuột chỉ là trường hợp ngoại lệ và quy luật đó đã không còn đúng ở thời điểm hiện tại.

Năm 2009, Kauffman Foundation – một tổ chức chuyên gia cố vấn cùng với 3 trường ĐH ở Mỹ đồng thực hiện một nghiên cứu khảo sát 549 sáng lập viên thành công trong các ngành kinh tế tăng trưởng cao trong đó có ngành công nghiệp vũ trụ, quốc phòng, máy tích, điện tử và chăm sóc sức khỏe.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hơn 90% sáng lập viên thành công có nguồn gốc đến từ tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu. Những người này đều được hưởng nền giáo dục tốt. Trong đó, 95% người là có bằng cử nhân và 47% người có bằng trên cử nhân.

Về độ tuổi, những người sáng lập viên thành công thường bắt đầu mở công ty đầu tiên ở độ tuổi trung bình là 40 tuổi. Gần 70% trong số người được hỏi cho biết đã kết hôn trước khi trở thành doanh nhân và gần 60% người đã có ít nhất một con.

Sean Duffy, giám đốc nhóm công nghệ truyền thông của Barclays nhận định; “Xây dựng một công ty để đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh là một việc làm rất phức tạp. Có rất nhiều việc phải làm đúng và chính xác ngay từ đầu. Rất nhiều những vị sáng lập viên ‘khủng’ mà tôi đã từng tiếp xúc đều sở hữu một nền tảng đáng nể.”

Anh cũng bổ sung: “Tôi không nói rằng đó là cách duy nhất để thành công. Nhưng khi chúng tôi đưa ra quyết định có hợp tác hay không, chúng tôi thường nhìn vào năng lực của người lãnh đạo. Nếu họ có nền tảng vững chắc, tất nhiên người khác sẽ mong muốn giúp đỡ hơn.”

Một số startup thành công như Zoople – trang web bất động sản của Anh và Deliveroo – công ty cung cấp dịch vụ giao đồ ăn nhanh của Anh mà Duffy biết là đều có những người có kinh nghiệm tham gia vào.

Iain Tait – người đứng đầu quỹ đầu tư cá nhân London & Capital nhận định có rất ít những câu chuyện triệu phú ổ chuột ở thế giới phát triển.

“Giáo dục và tài chính càng phát triển cho thấy càng ngày càng ít có những doanh nhân 30 hay 40 tuổi đi lên từ hoàn cảnh nghèo khó như thời của 1 hoặc 2 thế hệ trước. Những người này lớn lên từ thời hậu thế chiến thứ 2, khi mà điều kiện sống của phần lớn người dân vẫn còn rất nghèo nàn.” Tait bổ sung.

Manny Stul là một ví dụ điển hình của tầng lớp cũ thành công từ hai bàn tay trắng. Ông là con trai của một gia đình dân Phần Lan di cư đến Úc năm 1949. Đây cũng là năm mà ông được sinh ra trong một chiếc lều rách dành cho dân di cư.

Gia đình ông Stul chuyển đến Úc vào đúng dịp giao thừa năm 1950. Trong 2 năm đầu, họ sống trong một doanh trại lính cũ gần Perth – xưởng đóng tủ nơi bố của Stul làm việc, sau đó thì chuyển đến một căn nhà sống cùng với 3 gia đình người Phần Lan khác.

Ông Stul không học đại học mà dành dụm một khoản tiền nhỏ để đi một chuyến châu Âu trong 5 tháng. Năm 2000, ông quyết định mở một công ty đồ chơi vì đã nhìn thấy những thiết kế mà theo ông là rất tuyệt vời trong chuyến đi châu Âu của mình. Từ năm 1973, ông Stul tự đi làm thợ xây để kiếm tiền tiêu riêng. Năm 2000, ông mở công ty riêng với hơn 15 triệu đô Úc (11 triệu USD). Ở độ tuổi 67, ông vẫn chưa có ý định dừng lại. “Bạn phải đổi mới và không thể đứng yên một chỗ.” Stul chia sẻ.

Anh Sa

FT

Trở lên trên