Nếu nghĩ bình minh là lúc làm việc hiệu quả nhất thì bạn đã nhầm: Đây mới là thời điểm các nhà khoa học khuyên bạn nên hoàn thành những công việc quan trọng
Dậy sớm hay uống cà phê không phải là cách để bạn nâng cao năng suất làm việc của mình.
- 23-10-20206 nguyên tắc nỗ lực mà "vị thần doanh nhân" người Nhật Bản khuyến khích số đông nên làm để thanh lọc tâm hồn, ngay cả khi bận rộn nhất
- 17-10-2020Xúc động những hình ảnh cuối cùng của 13 chiến sĩ hy sinh tại Tiểu khu 67: Cùng quây quần bên bếp lửa để hong khô áo, sưởi ấm và bàn bạc công việc
- 10-10-2020Muốn khởi sắc trong công việc, có chỗ đứng ở nơi làm việc, có 8 cuốn sách bạn nên đọc
Để tối ưu hóa năng suất làm việc, bạn chắc hẳn đã thử mọi cách được đề xuất trên mạng, từ đi bộ vào buổi trưa cho đến ăn sáng đầy đủ. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, năng suất làm việc không phụ thuộc vào việc bạn làm gì, mà là thời điểm bạn làm.
Các nhà nghiên cứu từ ĐH Monash (Australia) và ĐH Granada (Tây Ban Nha) đã tìm ra được chính xác thời điểm mà chúng ta hoàn thành hiệu quả nhất những công việc mang tính nhận thức, ví dụ như tập trung trong giờ họp hay xử lý dữ liệu phức tạp.
Kết quả cho thấy: “Khung giờ vàng” là trước và sau giờ nghỉ trưa.
Nghiên cứu này được đăng tải trong một bài báo khoa học bởi Viện Kinh tế Lao động IZA. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích 500.000 bài kiểm tra của sinh viên đại học tại Anh vào 3 thời điểm: 9h, 13h30 và 4h30.
Dựa trên số lượng bài kiểm tra tích lũy trong vòng 5 năm, trung bình 6 bài/sinh viên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện, năng suất làm việc đạt mức cao nhất ở khung giờ 13h30.
Dĩ nhiên, kết quả này cũng dấy lên nhiều nghi ngại. Có những người cảm thấy đói bụng vào giờ nghỉ trưa, tới mức họ không thể tập trung vào công việc. Có những người lại hoàn thành công việc tốt hơn sau khi uống một cốc cà phê vào lúc 9h.
Tuy nhiên, Denni Tommasi - Trợ lý Giáo sư Kinh tế học tại ĐH Monash kiêm tác giả công trình - cho biết, nghiên cứu được tiến hành trên quy mô mẫu lớn, với thời gian làm bài thi được chọn lọc ngẫu nhiên. Do đó, bản chất của nghiên cứu đã tách biệt tác động của hoạt động nhận thức lên năng suất ra khỏi các loại phản ứng hành vi khác.
“Tôi có thể uống nhiều cà phê và ăn chocolate bao nhiêu tùy ý để thích nghi”, Tommasi nói. Thế nhưng, não bộ mới là thứ quyết định khi nào chúng ta làm việc hiệu quả nhất. Đối với nhiều người, đó chính là đầu giờ chiều.
Vậy “nhiệm vụ nhận thức” chính xác là gì?
Con người thực hiện các nhiệm vụ nhận thức gần như mọi lúc mỗi ngày. Có rất nhiều hoạt động đòi hỏi bạn phải trích xuất thông tin từ trí nhớ hoặc xử lý thông tin mới.
Không chỉ học sinh, sinh viên mới rèn luyện kỹ năng nhận thức thông qua các bài kiểm tra ở trường. Những người khác cũng thực hiện nhiệm vụ nhận thức, chẳng hạn như bác sĩ làm phẫu thuật, doanh nhân đưa ra các quyết định kinh doanh, đề xuất các ý tưởng sáng tạo.
Tại sao đầu giờ chiều - thời điểm mà ai cũng muốn chợp mắt một lúc - lại là thời điểm hoạt động hiệu quả nhất?
Theo Kristen Knutson - Trợ lý Giáo sư Thần kinh học tại ĐH Northwestern, người tư vấn cho nghiên cứu, tất cả là do nhịp sinh học của cơ thể. Đồng hồ sinh học này giúp cơ thể dự đoán khi nào mặt trời mọc (báo hiệu cho não bộ hoạt động), hoặc khi nào mặt trời lặn (báo hiệu cho não bộ nghỉ ngơi).
“Chúng ta không thể hoạt động 24/7 được”, Knutson nói. “Có những lúc cơ thể cần nghỉ ngơi và có những lúc cơ thể cần tỉnh táo và năng động”.
Nhịp sinh học sẽ thay đổi dần khi chúng ta già đi. Khi còn trẻ, con người làm việc hiệu quả nhất vào đầu giờ chiều. Thế nhưng, càng trưởng thành, thời điểm này sẽ càng dịch lên sớm hơn.
Yếu tố di truyền và môi trường xã hội cũng ảnh hưởng phần nào đến nhịp sinh học. Nếu bạn bè xung quanh đều là “cú đêm”, bạn cũng sẽ điều chỉnh để ngủ muộn cùng họ. Nếu công việc yêu cầu bạn phải làm từ tờ mờ sáng, bạn sẽ thấy mình thường xuyên dậy sớm.
Tommasi và đồng tác giả Alessio Gaggero - một nghiên cứu viên tại ĐH Granada đã phát hiện, hiệu quả của thời gian sẽ thay đổi theo mùa.
Việc chuyển kỳ thi từ buổi sáng sang buổi trưa vào tháng 1 sẽ cải thiện kết quả học tập của sinh viên lên gấp đôi so với làm điều tương tự vào tháng 6. Tháng 1 có ít ánh nắng mặt trời khiến nhịp sinh học bắt đầu muộn hơn, nên não bộ sẽ hoạt động hiệu quả hơn vào thời điểm gần trưa.
Ngoài ra, hiệu quả cũng sẽ tăng lên đối với các nhiệm vụ đòi hỏi “trí thông minh mềm”, chẳng hạn như giải quyết vấn đề hoặc tư duy logic. Điều này trái ngược với “trí thông minh cứng”, bao gồm tri thức và từ vựng.
Vì thế, những sinh viên mạnh về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) sẽ bị ảnh hưởng hơn những đối tượng khác.
Bạn sẽ tự hỏi làm thế nào để thực hiện xong toàn bộ công việc vào đầu giờ chiều. Tuy nhiên, nghiên cứu này không khuyến khích bạn giảm bớt thời gian làm việc và chỉ tập trung vào đầu giờ chiều. Các nhà khoa học khuyên mọi người nên chọn lấy một nhiệm vụ quan trọng nhất và hoàn thành nó ngay trước giờ nghỉ trưa.
(Theo Money)