New York tấc đất tấc vàng, giá thuê nhà lên tới 120 triệu đồng/tháng, vì sao vẫn có một nơi bỏ không ai ở?
Chỉ cách khu Manhattan sầm uất của thành phố New York vài dặm nhưng vùng đất này đã bỏ không gần 60 năm.
- 15-12-2022'Ông hoàng chứng khoán' khẳng định: Người có thể trở nên giàu có nhất định không làm 2 điều này, sớm áp dụng thì làm nên đại sự
- 14-12-2022Phá sản với số tiền hơn 80 tỷ đồng, giám đốc chấp nhận đi làm phụ hồ để trả hết nợ: Tiền không dễ kiếm, đừng để người khác cũng phải chịu khổ
- 13-12-2022Mỹ nhân duy nhất có đường cong đạt tỷ lệ vàng: Từ tuổi thơ sống trong cảnh thiếu thốn đến bà chủ sở hữu công ty tỷ đô, lọt top phụ nữ giàu nhất nước Mỹ
- 12-12-2022Chuyên gia tài chính nhấn mạnh 4 quan niệm sai lầm về tiền bạc khiến bạn mãi vẫn chưa giàu
New York là thành phố đông dân nhất nước Mỹ, nổi tiếng với sự đắt đỏ đến khó tin, đặc biệt là giá nhà. Theo CNBC, tiền thuê nhà trung bình tháng 11 vừa qua tại khu Manhattan sầm uất đã lên tới 5.249 USD/tháng (~120 triệu đồng).
Thế nhưng giữa thành phố “tấc đất tấc vàng” này lại tồn tại một nơi không người ở và cũng ít ai dám đặt chân. Đó là hòn đảo North Brother, rộng hơn 8 hecta nằm giữa sông Đông (East River), cách khu Manhattan chỉ một vài dặm và không xa đảo nhà tù Rikers.
Vị trí đảo North Brother không xa so với đất liền New York. Ảnh: Furillen
Ngọn hải đăng là công trình đầu tiên được xây dựng trên đảo vào năm 1869 và không có người ở cho đến khi bệnh viện Riverside khét tiếng được chuyển đến năm 1885. Bệnh viện Riverside khét tiếng là nơi cách ly người nhiễm bệnh đậu mùa, bệnh lao.
Mary Mallon, hay “Marry thương hàn”, người đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ mang ký sinh thương hàn cũng là một bệnh nhân trên hòn đảo này. Sau đó được xác định mang trong mình mầm mống bệnh truyền nhiễm, Marry được đưa đến đảo để cách ly năm 1907 và được thả tự do 3 năm sau đó.
Người phụ nữ này được yêu cầu không được tiếp tục công việc đầu bếp nhưng Marry đã phá vỡ cam kết và bị đưa lại đảo. Bà bị giữ lại trên đảo North Brother trong 2 thập kỷ cho đến khi qua đời vào năm 1938. Bệnh viện Riverside cũng đóng cửa không lâu sau đó.
Một phần bệnh viện Riverside. Ảnh: ST
Khung cảnh đổ nát của những công trình bên trên đảo North Brother. Ảnh: Buzznicked
Sau Thế chiến II cho đến năm 1951, hòn đảo này là nơi ở của các cựu chiến binh và gia đình. Nhưng điều kiện vật chất thiếu thốn và cơ sở hạ tầng kém nên hòn đào lại bị bỏ hoang cho đến khi tiếp tục được sử dụng như một trung tâm cai nghiện ma túy cho thanh thiếu niên. Cơ sở cai nghiện bị đóng cửa do nhiều sai phạm của nhân viên năm 1963.
Suốt nhiều năm, hòn đảo được các Thị trưởng thành phố New York cân nhắc sử dụng vào những mục đích mới, từ việc bán đi, cung cấp chỗ ở hay để mở rộng cho nhà tù Rikers. Tuy vậy, chẳng có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, hòn đảo dần rơi vào quên lãng.
Bên trong một phòng đọc sách. Ảnh: Buzznicked
North Brother nằm dưới sự quản lý của Sở Công viên thành phố New York nhưng gần như không mở cửa cho du khách, chỉ cho phép các nhà nghiên cứu hoặc báo chí đến thăm. Muốn đến đây, bạn cần di chuyển bằng thuyền và được nhân viên của Sở Công viên New York hộ tống. "Cư dân" trên đảo đảo chỉ là những đàn quạ đen và chim én.
Tàn tích của bệnh viện và quá khứ đen tối của hòn đảo khiến nhiều người rợn tóc gáy. Năm 1904, một con tàu General Slocum bị hỏa hoạn trên sông Đông, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em trước khi cập bến North Brother. Thảm kịch này càng khiến hòn đảo trở thành vùng đất đáng sợ trong mắt nhiều người dân New York.
Nhiếp ảnh gia Christopher Payne đã nhiều năm ghi lại hình ảnh và tư liệu về hòn đảo này từ năm 2004. Những công trình bị bỏ hoang và khung cảnh hoang tàn thu hút Payne đến đây hơn 20 lần.
Theo lời kể của nhiếp ảnh gia này, khám phá North Brother cũng là thử thách khi cây thường xuân độc ở khắp nơi, sàn nhà và mái nhà của các công trình đều bị lõm, cầu thang đã sập từ lâu. Payne mong muốn hòn đảo sẽ trở thành khu bảo tồn thiên nhiên bởi "sự biệt lập và hoang dã" độc đáo.
Nhiếp ảnh gia Christopher Payne là "khách quen" của North Brother. Ảnh: Buzznicked
“Khi bạn bước chân lên đảo, rõ ràng bạn vẫn ở giữa thành phố nhưng lại cảm thấy mình hoàn toàn đơn độc. Đó là một trải nghiệm mà tôi chưa từng có ở bất kỳ nơi nào khác. Giống như bạn đang đi ngược thời gian, đến một thế giới khác, nhưng bạn vẫn nghe được âm thanh náo nhiệt của New York”, Payne chia sẻ.
Theo Far Out Magazine, Vanity Fair
Nhịp sống thị trường