Nga chuẩn bị siết hơn nữa công ty phương Tây
Nga đang xem xét thông qua đạo luật mới nhằm kiểm soát các công ty phương Tây đã và đang muốn rời khỏi nước này kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.
- 19-03-2022Kịch bản Nga ‘quốc hữu hoá’ công ty nhà máy phương Tây: Mở cửa nhưng không có hàng để bán, các doanh nghiệp e dè trở lại khi ‘sóng yên biển lặng’
- 11-03-2022Đáp trả phương Tây, Moscow để ngỏ khả năng tịch thu tài sản các công ty của Mỹ và đồng minh muốn rút khỏi Nga
- 07-03-2022Đây là cách phương Tây và cuộc chạy đua với xu thế mới giúp một công ty của Nga "miễn nhiễm" với các lệnh trừng phạt
Đạo luật này dự kiến có hiệu lực trong vòng vài tuần tới. Khi đó, Nga sẽ có nhiều quyền hơn trong việc can thiệp vào các công ty đến từ các quốc gia "không thân thiện". Luật khiến các công ty này khó rút khỏi Nga, trừ khi họ chấp nhận sự trừng phạt lớn về tài chính.
Luật mới còn cho phép Nga thu giữ tài sản của các nhà đầu tư nước ngoài đã rời khỏi Nga, chẳng hạn như Starbucks, McDonald's hay nhà sản xuất bia AB InBev, đồng thời làm tăng áp lực lên những công ty phương Tây còn đang hoạt động ở Nga, theo Reuters.
Nga đưa ra đạo luật mới trong bối cảnh nền kinh tế hứng chịu những đòn trừng phạt kinh tế liên tiếp từ phương Tây.
Nga đang xem xét thông qua luật mới cho phép kiểm soát các công ty phương Tây "không thân thiện". Ảnh: EPA-EFE
Công ty tài chính UniCredit của Ý, ngân hàng Áo Raiffeisen, thương hiệu đồ nội thất lớn nhất thế giới Ikea, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Burger King và hàng trăm công ty nhỏ hơn vẫn đang kinh doanh tại Nga.
Moscow thường gọi các quốc gia là "không thân thiện" nếu họ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, có nghĩa là bất kỳ công ty nào trong Liên minh châu Âu (EU) hoặc Mỹ đều gặp rủi ro, theo Reuters.
Luật có hiệu lực sẽ mở đường cho việc Nga bổ nhiệm quản lý đối với các công ty có ít nhất 25% cổ phần nằm trong tay nước ngoài "không thân thiện". Quản lý do nhà nước bổ nhiệm được phép bán doanh nghiệp bị tịch thu, trong khi các chủ sở hữu cũ có thể bị cấm kinh doanh ở Nga.
"Dự luật trích dẫn ví dụ về các công ty sản xuất thiết bị y tế nhưng cũng liệt kê một loạt các lĩnh vực khác như vận tải và năng lượng. Bất cứ công ty nào mà việc đóng cửa có thể đẩy giá cả lên cao đều chịu chế tài của luật" - hãng tin Reuters thông tin.
Dự luật đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) thông qua trong tuần. Tuy nhiên, để thành luật cần phải được Thượng viện Nga thông qua, trước khi được Tổng thống Vladimir Putin ký ban hành. Điều đó khiến dự luật này phải mất vài tuần mới có hiệu lực.
Nhiều công ty nước ngoài đã thông báo đóng cửa tạm thời các cửa hàng và nhà máy ở Nga kể từ khi xảy ra xung đột Moscow - Kiev cách đây 91 ngày.
Nga trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp
Nga tuyên bố trả nợ nước ngoài bằng đồng rúp sau khi Washington chặn Moscow thanh toán bằng ngoại tệ cho các trái chủ Mỹ.
Tuyên bố được đưa ra bởi Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin hôm 25-5. "Mỹ và các nước ủng hộ quyết định của Washington nên quen với đồng rúp" - đài RT (Nga) dẫn tuyên bố của ông Vyacheslav Volodin.
Bộ Tài chính Nga cùng ngày cũng ra tuyên bố xác nhận Moscow sẽ tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ trả các khoản nợ nhà nước của mình, bất chấp việc bị thắt chặt các hạn chế bên ngoài.
"Quyết định của Bộ Tài chính Mỹ trong việc từ chối gia hạn giấy phép trả nợ bằng ngoại tệ… trước hết đã vi phạm quyền của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các công cụ thanh toán nợ của Nga. Nó đồng thời cũng làm suy yếu niềm tin vào các cơ sở hạ tầng tài chính của phương Tây" - Bộ Tài chính Nga cho biết và khẳng định Nga "với tư cách là một bên đi vay có trách nhiệm, sẽ sẵn sàng tiếp tục thanh toán tất cả nghĩa vụ nợ của mình".
Người Lao động