MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngắm diện mạo các khu đô thị hiện đại dọc hai bờ sông Sài Gòn từ tuyến xe buýt đường sông

31-12-2018 - 17:41 PM | Bất động sản

Đưa vào hoạt động được gần nửa năm, nhiều ý kiến đánh giá tuyến buýt đường sông đầu tiên của TP.HCM đang tạo điểm đến mới cho du khách trong và ngoài nước, chủ đầu tư khẳng định dự án tuyến buýt đường sông đang “thành công vượt mong đợi”.

Ngắm diện mạo các khu đô thị hiện đại dọc hai bờ sông Sài Gòn từ tuyến buyết đường sông

Đưa vào hoạt động với mục tiêu "chia lửa" cho đường bộ, làm phong phú thêm các hình thức di chuyển của người dân TP, hỗ trợ phát triển du lịch đường sông, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng các tuyến buýt sông đang chạy lệch mục tiêu, phục vụ du lịch là chính chứ không đáp ứng được nhu cầu di chuyển thường xuyên. Nhiều người lo ngại về lâu dài, doanh nghiệp (DN) không gánh nổi chi phí, tiền vé thu về không đủ vận hành hệ thống, tuyến này sẽ "chết yểu".

Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án là Công ty Thường Nhật, lại xác nhận thực trạng hoàn toàn trái ngược. "Thành công vượt mong đợi", đại diện ban giám đốc doanh nghiệp này nói. Theo đó, thống kê của công ty cho biết trung bình tỷ suất lấp đầy của tàu lên tới 70%. Đối với 1 dự án công cộng mới xuất hiện như vậy là quá thành công.

Về việc chủ yếu tàu chỉ phục vụ khách du lịch, chủ đầu tư cho rằng đây là điều hết sức bình thường và đang đi theo đúng lộ trình. Bản chất buýt thủy cũng là một phương tiện đi lại, giống như xích lô, ô tô hay máy bay. Khách cho nhu cầu gì thì phương tiện phục vụ nhu cầu đó. Mọi nhu cầu của khách đều là chính đáng và điều phương tiện cần làm đó là đáp ứng nhu cầu của khách, bất kể là gì.

Bởi theo lý giải của nhà đầu tư, hàng ngày có nhiều người dân sẽ có cơ hội được một lần chạy dọc con sông Sài Gòn, ngắm cảnh 2 bên bờ, cảm nhận một thành phố rất đẹp, đang phát triển từng ngày. Mục đích lớn nhất của buýt sông là xây dựng một loại hình vận tải mới, độc, đẹp, an toàn mà rẻ, để đại đa số người lao động đều được hưởng thụ.

Hiện nay dọc 2 bên sông Sài Gòn là hàng loạt dự án đã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt đoạn chạy qua địa phận các quận Bình Thạnh, Thủ Đức, Quận 2… Theo quan sát, nếu tính từ cầu Sài Gòn (phía quận Bình Thạnh) kéo dài dọc 2 bờ sông Sài Gòn đến cầu Tân Thuận (quận 4), hiện có đến 50 tòa cao ốc đã và đang thi công.

Song song đó, ngay khu vực trung tâm Sài Gòn (quận 1), mà chủ yếu dọc Bến Bạch Đằng cũng đang có nhiều cao ốc cao từ 20 tầng trở lên đang hối hả thi công. Chẳng hạn như dự án căn hộ - khách sạn Hilton Hotel hiện đang thi công phần cao tầng.

Kéo dài đến khu vực cầu Khánh Hội (điểm nối quận 1 và quận 4), trong năm này dự kiến khu cảng Khánh Hội sẽ được di dời, giao mặt bằng cho nhà đầu tư phát triển siêu dự án gồm 10 tòa cao ốc ven sông. Sau khi được di dời khu vực cảng Tân Thuận sẽ là một siêu đô thị hiện đại, nơi đây còn có dự án cầu Thủ Thiêm 4 đang được TP.HCM xin ý kiến Chính phủ lựa chọn nhà đầu tư.

Nếu nhìn về hướng Thủ Thiêm, khu vực đắt giá bật nhất TP.HCM hiện nay, trong tương lai không xa dọc bờ sông này sẽ có hàng loạt dự án mới ra đời. Trong đó phải kể đến những dự án căn hộ thuộc khu đô thị Sala do Đại Quang Minh đầu tư đã đi vào hoạt động giai đoạn 1, hiện đang thi công 2 khu chung cư khác. 

Nam Phong

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên