MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng hỗ trợ tiểu thương “vượt sóng” mùa cuối năm

29-12-2020 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Ngân hàng hỗ trợ tiểu thương “vượt sóng” mùa cuối năm

Dịch Covid-19 với sự bùng phát nhiều lần khiến các tiểu thương, chủ cửa hàng vừa phải chịu cảnh doanh thu thì ít đi nhưng vẫn phải cần có vốn xoay vòng, duy trì việc kinh doanh.

Muôn kiểu xoay vốn của tiểu thương

Đóng vai một khách mua hàng rảo quanh các chợ, người viết bài mới cảm nhận được ảnh hưởng to lớn của Covid – 19 với những hộ kinh doanh, quầy sạp tại chợ. Một bức tranh tương phản đìu hiu đến mức buồn tẻ khi tại cửa hàng nào bên trong cũng chất đống hàng hóa nhưng bên ngoài thì thưa thớt khách do đa phần người dân hạn chế mua sắm trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn.

Hàng tồn không bán được, các chủ hộ kinh doanh trong chợ lâm vào cảnh ôm hàng nhưng không có đầu ra. Nhiều quầy sạp chịu không nổi nên đã quyết định đóng cửa để cắt lỗ, số còn lại cố bám trụ (do là chủ sạp, không phải chịu phí mặt bằng) nhưng hầu hết đều trở thành con nợ của nhà cung cấp và cắn răng trả lãi vay tính theo ngày.

Ông B. chủ sạp A.H chuyên bán bột cà ri ở chợ Bến Thành tâm sự: "Trước đây khách nước ngoài tấp nập doanh thu sạp tôi mỗi ngày lên đến vài triệu. Từ ngày có dịch, hàng bán chậm, tiền thu về giảm hẳn so với năm trước. Giờ tôi phải xoay tiền để chờ tình hình thực sự ổn định hẳn". Ông cũng chia sẻ khi dư dả mình hay tham gia đóng hụi, nhưng tháng vừa rồi đã phải hốt sớm để có tiền: "Hốt xong tôi mới phát hiện nhiều người cũng tình cảnh như mình, vì tìm nguồn để vay cũng không phải dễ".

Ngân hàng hỗ trợ tiểu thương “vượt sóng” mùa cuối năm - Ảnh 1.

Trường hợp ông B. theo góc nhìn chủ quan của người viết bài là còn nhẹ hơn so với anh Q. - chủ sạp kinh doanh dụng cụ bếp khá nổi tiếng ở chợ Bình Tây. Khó khăn của anh không phải ở lượng khách hàng giảm mà còn ở chi phí thuê sạp 10 triệu/tháng. Anh Q. không muốn để thương hiệu của mình gầy dựng bao năm sẽ biến mất nên cố gồng tiền mặt bằng, vay hết người thân đến bạn bè, đầu này đắp đầu kia. Đến cuối cùng, anh Q. quyết liều "vay nóng" từ các nguồn lãi suất cao ngất tính theo ngày của các "huynh đệ" quanh chợ. "Nếu không có một nguồn vay an toàn, ổn định và lãi suất nhẹ chút thì chắc mình không còn trụ được bao nhiêu ngày nữa" - anh Q. cho biết.

Theo tìm hiểu của người viết bài, nhiều tiểu thương ngại tìm đến ngân hàng vì cho rằng thủ tục vay rườm rà, phải chứng minh này nọ, giải ngân chậm. Như chia sẻ của bà T. chủ sạp K.T chuyên buôn bán vải vóc tại chợ Bàn Cờ. Bà T. kể 45 năm bán hàng tại chợ chưa bao giờ chứng kiến một năm kinh tế buồn như thế. Vốn là một người uy tín, bà T. luôn mua đứt bán đoạn chứ không gối đầu vì thế không bị cảnh nợ nần các nhà cung cấp, bù lại thì: "Hàng nhiều nhưng lại bán chậm. Tiền vốn mua hàng vì vậy cũng không có nhiều. Muốn nhập hàng mùa đông thì phải bán được đống vải mùa hè để xoay tiền hàng". Người viết bài có đề xuất ý tưởng về gói vay tiểu thương từ ngân hàng thì bà T. xua tay từ chối ngay vì "mắc công lắm, tốn thời gian nữa".

Tiếp cận nguồn vốn an toàn để "vượt sóng"

Ngân hàng hỗ trợ tiểu thương “vượt sóng” mùa cuối năm - Ảnh 2.

Thực tế thì nếu chịu khó tìm hiểu kỹ, các tiểu thương có thể dễ dàng tận dụng các gói vay ưu đãi lãi suất từ ngân hàng để hồi phục kinh doanh nhanh chóng. Đây là một kênh vay chính thống, hợp pháp nên chắc chắn sẽ an toàn hơn, việc còn lại là các tiểu thương lựa chọn một ngân hàng phù hợp với mình.

Là ngân hàng có thị phần hàng đầu trong việc phục vụ khách hàng cá nhân là chủ hộ kinh doanh, ACB luôn chú trọng đến việc đặt mình vào khách hàng để thấu hiểu và mang đến giải pháp tài chính phù hợp cho khách hàng. Đơn cử như để hỗ trợ các hộ kinh doanh/tiểu thương vượt qua khó khăn vì dịch Covid – 19 và nắm bắt cơ hội kinh doanh mùa cuối năm, ACB đã thiết kế gói tài chính ưu đãi "Vượt sóng lớn chuyển mình vươn xa" dành riêng cho các tiểu thương với những ưu điểm nổi trội giúp giải quyết bài toán vốn nhẹ nhàng hơn. Gói tài chính ưu đãi này thể hiện sự ủng hộ, niềm tin của ACB dành cho khách hàng, giúp khách hàng biến "nguy" thành "cơ", sẵn sàng tiến xa hơn.

Đại diện ACB cho biết ngân hàng luôn nỗ lực đưa ra giải pháp phù hợp theo từng thời kỳ để mang đến hiệu quả tổng thể cho cộng đồng kinh doanh tiểu thương. Gói vay ưu đãi "vượt sóng" lần này có tổng hạn mức lên đến 10.000 tỷ đồng với mức lãi suất vay thấp hơn trước khi có dịch đến 4% và tặng tài khoản với các dịch vụ tiện ích trực tuyến miễn phí (chuyển tiền, nộp thuế, thanh toán hóa đơn). Các tiểu thương có thể mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn vay chính thống từ ACB khi có phương án kinh doanh khả thi, chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ và tài sản thế chấp (nhà, xe, giấy tờ có giá trị…).

Không còn phải xếp hàng, chờ đợi quy trình giấy tờ rườm rà, đội ngũ chăm sóc khách hàng của ACB sẽ ra tận chợ để tư vấn phục vụ các tiểu thương. Thủ tục chương trình vay "vượt sóng" dành cho các tiểu thương tại ACB cũng được đơn giản hóa, thời gian xử lý hồ sơ nhanh. Khi nào tới giai đoạn giải ngân, tiểu thương mới phải đến ngân hàng để ký nhanh gọn một số giấy tờ đã được soạn sẵn.

Phương thức vay của gói tài chính hỗ trợ cũng rất đa dạng: vay theo hạn mức, vay từng lần hoặc vay theo phương thức khấu chi tài khoản. Đặc biệt, đi vay ngân hàng thì tiểu thương được quyết định luôn số tiền vay và số tiền thanh toán nợ vay, nhờ vậy họ sẽ dễ dàng cân vốn theo tình hình kinh doanh thực tế và việc trả nợ không còn là áp lực nữa.

Thêm một lợi thế lớn là tiểu thương vay từ ACB sẽ được vay đến 90% kế hoạch sử dụng nguồn vốn đối với mục đích vay mua nhà đất làm địa điểm sản xuất kinh doanh, và thậm chí gần 100% nếu mục đích vay là bổ sung vốn lưu động. ACB còn miễn phí trả nợ trước hạn khi tiểu thương làm ăn tăng trưởng tốt và có nhu cầu trả thêm tiền để giảm nợ vay gốc (tối đa 100 triệu đồng/tháng).

Rõ ràng, khi tiểu thương vay từ ngân hàng thì mọi thứ sẽ an toàn và hiệu quả hơn, và yên tâm nguồn vốn sẽ được giải ngân đủ và đúng hạn. Tiểu thương vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 của ACB hoặc truy cập vào trang web chính thức www.acb.com.vn để được tư vấn cũng như tìm hiểu thêm thông tin về gói vay.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên