Ngân hàng lo nhất điều gì?
Năm 2020 là một năm đặc biệt khó khăn đối với nền kinh tế. Ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực.
- 02-01-2021Hàm ý gì đằng sau việc điều chỉnh phương án mua ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước?
- 02-01-2021VDSC: Vietcombank và Techcombank là 2 ngân hàng hàng đầu có khả năng hấp thu tốt các cú sốc trong năm 2021
- 01-01-2021Ngân hàng Nhà nước chuyển nhịp giao dịch ngoại tệ
- 01-01-2021Ngành ngân hàng năm 2021: Nhiều gam màu lạc quan nhưng không quên cẩn trọng
Tăng trưởng tín dụng thấp chưa đến 12% trong năm 2020 là biểu hiện của sự sụt giảm nhu cầu vay vốn hay sức hấp thụ vốn. Nhiều doanh nghiệp gặp khó về: thanh khoản, đầu vào và đầu ra của sản xuất nên e dè mở rộng đầu tư hay phát triển sản xuất.
Kể từ đầu năm 2020 đến hết năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ba lần ra quyết định giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm tới 1,5 - 2 điểm %/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng giảm về 4,5%/năm.
Bất chấp tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19, lợi nhuận của nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Theo số liệu khảo sát từ 26 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, có 15 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trong đó có tới 11 ngân hàng tăng trưởng mạnh ở mức hai con số.
Trong năm 2020, tỷ giá được giữ ở mức ổn định. Tính tới sáng 23/12, tỷ giá trung tâm ở mức 23.167 VND/USD, tăng 0,05% so với cuối năm 2019. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng giảm 0,16% so với cuối năm 2019.
So với các đồng tiền khác trong khu vực, VND vẫn tiếp tục được đánh giá là đồng tiền ổn định trong 9 tháng đầu năm nay. Dự trữ ngoại hối hiện đạt khoảng 92 tỷ USD vào tháng 8 và đến cuối năm này có thể đạt 100 tỷ USD. Đây là mức dự trữ ngoại hối cao nhất mà Việt Nam đạt được từ trước tới nay.
Điều gì sẽ khiến hệ thống huyết mạch này trở nên quan ngại trong năm mới? Theo các chuyên gia, mối lo lớn của ngành ngân hàng cả năm 2021 là sự phình to của khối nợ xấu, đặc biệt là khối nợ xấu tiềm ẩn đang được "che" dưới lớp vỏ cơ cấu lại nợ. Theo nhiều chuyên gia, nợ xấu của ngân hàng có chiều hướng gia tăng, nhất là vào các quí cuối năm; tăng khoảng 30%, tỉ lệ nợ xấu nội bảng có thể ở mức 3% vào cuối năm 2020, có thể tăng thêm trong năm 2021, do tác động của nền kinh tế tới ngành ngân hàng có độ trễ.
Tổ chức S&P Global Ratings mới đây đưa ra đánh giá "tiêu cực" với 1/3 ngân hàng toàn cầu do tác động của dịch COVID-19 và cú sốc giá dầu hồi đầu năm; cảnh báo ngành ngân hàng toàn cầu có thể đối mặt với năm tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2009 dù các nhà băng đã tích cực xử lý những tài sản chất lượng kém.
Tại Việt Nam, dù muốn hay không, chất lượng tài sản của các ngân hàng sẽ giảm đáng kể, bởi tác động của dịch bệnh đến thị trường bất động sản và tiêu dùng, sản xuất tăng nguy cơ phá sản nhiều dự án và giảm chất lượng tín dụng của các ngân hàng.
Tiền phong