MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân sách bị thâm hụt thêm 22,7 nghìn tỷ chỉ trong 1 tháng

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến ngày 15/7, ngân sách nhà nước đã thâm hụt 105,6 tỷ đồng. So với thời điểm 6 tháng trước đó (tính đến ngày 15/6), thì chỉ trong 1 tháng túi tiền quốc gia đã bị hụt thêm 1 khoản tương ứng 22,7 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, từ đầu năm đến 15/7, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 500,8 nghìn tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán năm. Trong đó thu nội địa đạt 397,3 nghìn tỷ đồng, bằng 50,6%; thu từ dầu thô đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, bằng 39,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 80,4 nghìn tỷ đồng, bằng 46,8%.


Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước

Cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước

Trong thu nội địa, một số khoản thu đạt khá: Thu tiền sử dụng đất đạt 39,6 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán năm; thuế thu nhập cá nhân 36,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7%; thuế bảo vệ môi trường 21,9 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 55,3%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 79,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,7%. Riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 98,3 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 38,4% dự toán năm.


Đáng chú ý, nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực DNNN 7 tháng đầu năm mới chỉ đạt được 38,4% dự toán năm.

Đáng chú ý, nguồn thu ngân sách nhà nước từ khu vực DNNN 7 tháng đầu năm mới chỉ đạt được 38,4% dự toán năm.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7 ước tính đạt 606,4 nghìn tỷ đồng, bằng 47,6% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 89,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 88,1 nghìn tỷ đồng, bằng 34,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt 435,5 nghìn tỷ đồng, bằng 52%; chi trả nợ và viện trợ đạt 81,6 nghìn tỷ đồng, bằng 52,6%.


Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải phân bổ lại nguồn lực ngân sách, tập trung chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển

Nhiều chuyên gia cho rằng cần phải phân bổ lại nguồn lực ngân sách, tập trung chi nhiều hơn cho đầu tư phát triển

Như vậy, ngân sách nhà nước tính đến 15/7 thu không đủ chi. Vấn đề thâm hụt ngân sách hiện đang khiến cho nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước quan tâm.

Trước đó, ông Takehiko Nakao chủ tịch Ngân hàng ADB đã khuyến cáo chính phủ Việt Nam cần phải chi tiêu ngân sách hiệu quả hơn và tăng thu ngân sách.

Hay mới đây, trong cuộc Hội thảo về tình hình kinh tế Quý II tại CIEM, nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng đã cảnh báo về vấn đề này. Ông Phạm Ngọc Thắng, chuyên viên của Viện chiến lược Ngân hàng cho hay với kiểu chi tiêu như hiện nay thì không ngân sách nào có thể đáp ứng được. Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của chúng ta cao nhưng hiệu quả của đầu tư công lại rất kém khi chúng ta có những con đường đắt nhất hành tinh, những tượng đài nghìn tỉ…

Đình Phương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên