Ngành dệt may, da giày và thuỷ sản kiến nghị hỗ trợ vượt qua dịch bệnh
Hiệp hội dệt may, da giày và thuỷ sản xin hoãn, giãn đóng bảo hiểm, thuế và hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng để vượt qua khó khăn dịch Covid-19.
- 31-03-2020Các địa phương được Ngân sách trung ương hỗ trợ chống dịch Covid-19 như thế nào?
- 31-03-2020Gói hỗ trợ DN vay trả lương và an sinh cho lao động: Doanh nghiệp và lao động đều mong
- 31-03-2020Du lịch Việt Nam tê liệt, sụt giảm chưa từng có vì dịch COVID-19
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO) cùng các doanh nghiệp hội viên gửi kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong thời gian dịch bệnh.
Ngành dệt may, da giày và thuỷ sản hiện nay là những ngành kinh tế chủ chốt, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt gần 80 tỷ USD và tạo ra việc làm cho gần 8 triệu lao động. Dịch Covid-19 đang diễn biến phực tạp, với tâm dịch ở Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… đây cũng chính là thị trường chính xuất khẩu dệt may, da giày và thuỷ sản Việt Nam.
Nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuỷ sản đã bị huỷ, hoãn giao hàng, không ký được đơn mới và chậm thanh toán.
Trước mắt, các hiệp hội đề nghị cho phép doanh nghiệp và người lao động ngừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và tuỳ theo tình hình tác động của dịch bệnh xin miễn đóng với mức tương ứng. Dùng tiền dư của quỹ BHXH, BHTN hỗ trợ 50% tiền lương ngừng việc cho người lao đông, còn 50% do doanh nghiệp chi trả. Dùng tiền dư quỹ BHXH và BHTN cho doanh nghiệp vay không lấy lãi để chi phí cho người lao động. Quốc hội thông qua việc giảm tỷ lệ đóng của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ BHTN từ 1% xuống còn 0,5%.Nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp thuộc 3 hiệp hội đã bị huỷ, hoãn giao hàng, không ký được đơn hàng mới và chậm thanh toán dẫn đến thiết hụt dòng tiền, nguy cơ đứt thanh khoản. Hiệp hội VASEP, VITAS và LEFASO đều có các báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của dịch bệnh. Ba hiệp hội gửi kiến nghị lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng và các bộ, ngành các giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng ngày càng trầm trọng đến các doanh nghiệp.
Về lương của người lao động, các hiệp hội đề nghị Quốc hội và Chính phủ cho phép lựa chọn 1 trong 2 giải pháp. Người lao động chấp nhận mức lương thấp hơn lương tối thiểu vùng do 2 bên thoả thuận. Đề nghị cho phép áp dụng ngay Điều 99 của Luật Lao động 2019, trong trường hợp ngừng việc do dịch bệnh thì 14 ngày đầu tiên lương không thấp hơn lương tối thiểu vùng, từ ngày 15 trở đi mức lương do 2 bên thoả thuận.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp, các hiệp hội xin cho phép nộp chậm thuế doanh nghiệp 2019 đến hết 2020 và không tính lãi nộp chậm. Thuế VAT hoãn cho các doanh nghiệp trong năm 2020 và không tính lãi nộp chậm. Các hiệp hội cũng xin miễn kinh phí công đoàn cho các doanh nghiệp và phí công đoàn cho người lao động trong năm 2020.
Các hiệp hội ngành hàng dệt may, da giày và thuỷ sản cũng xin hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trước năm 2020, cụ thể hạ 4-5% đối với VNĐ và 2-3% đối với USD. Ngân hàng có chính sách cho các doanh nghiệp giãn các khoản nợ đến hạn trong năm 2020 (với thời gian trả chậm được phép tối thiểu là 3-6 tháng) mà không tính lãi suất chậm trả nợ và đề xuất giảm giá điện và nước 30% trong năm 2020./.
VOV
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19