Ngành dệt may Việt Nam chịu quá nhiều áp lực
Đó là khẳng định của ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), khi tham gia sự kiện giới thiệu về hội thảo trực tuyến chuyên ngành bông lớn nhất trong năm - Cotton Day Vietnam 2020 do Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tổ chức, sẽ diễn ra vào ngày 22-9 tới.
- 14-09-2020Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may bị "đè bẹp" vì thiếu đơn hàng
- 09-09-2020Dệt may Việt Nam hình thành chuỗi khép kín, tận dụng cơ hội từ EVFTA
- 06-09-2020Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chỉ nhận đơn theo từng tháng, thậm chí từng tuần
Theo ông Vũ Đức Giang, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu bông lớn thứ 3 trên thế giới với sản lượng tiêu thụ 1,5 triệu tấn/năm, trong đó hơn 800.000 tấn nhập từ Mỹ (chiếm 60% tổng sản lượng nhập khẩu). Toàn ngành dệt may đến thời điểm này đã xuất khẩu được 19 tỉ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ. Năm 2020, mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam là 40 tỉ USD nhưng theo dự tính chỉ có thể đạt 32 tỉ USD. Trong đó, mặt hàng truyền thống của ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là veston, sơmi... giảm 70%, thậm chí là 80% so với kế hoạch. "Chưa bao giờ, ngành dệt may Việt Nam lại chịu áp lực nhiều đến thế. Mọi kế hoạch gần như thay đổi mà không có phương án bền vững" - ông Giang nhận xét.
Ngày hội Cotton Day là sự kiện lớn quan trọng của CCI, được tổ chức tại nhiều quốc gia châu Á từ những năm đầu 1990 nhằm tạo không gian giao lưu giữa các doanh nghiệp ngành dệt với các đối tác, nhà cung cấp và chuyên gia ngành bông.
Trong sự kiện năm nay, các diễn giả hàng đầu thế giới cùng nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của CCI và VITAS sẽ cập nhật những chuyên đề thời sự nóng nhất về ngành bông toàn cầu trong thời kỳ dịch Covid-19, chương trình phát triển bền vững mới nhất của ngành bông vải Mỹ và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may trong giai đoạn "bình thường mới".
Người lao động