MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành du lịch Đông Nam Á gặp khó vì khách Trung Quốc đột ngột giảm

08-09-2019 - 06:00 AM | Tài chính quốc tế

Sự suy giảm đột ngột của lượng du khách Trung Quốc là "bài học đau thương" cho các quốc gia như Thái Lan và Indonesia...

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, những ảnh hưởng từ việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc và đồng Nhân dân tệ suy yếu, khiến ngành du lịch Đông Nam Á đang dần chịu nhiều tổn hại.

Phụ thuộc vào du khách Trung Quốc - bài học đau thương

Vài năm gần đây, cơn sốt du lịch nước ngoài của người Trung Quốc, vốn giúp "thổi bùng" ngành du lịch tại Đông Nam Á, đã chững lại. Sự suy giảm đột ngột của lượng du khách Trung Quốc là "bài học đau thương" cho các quốc gia như Thái Lan và Indonesia khi trở nên quá phụ thuộc vào du khách từ thị trường này.

"Sự suy giảm về số lượng và mức chi tiêu của du khách Trung Quốc đang xảy ra trên khắp khu vực này", Kampon Adireksombat, giám đốc nghiên cứu thị trường và kinh tế tại Bangkok của ngân hàng Siam Commercial Bank Pcl, cho biết. "Luôn có sự rủi ro tập trung khi phụ thuộc vào một thị trường, và nhiều quốc gia không thể nhanh chóng tìm được nguồn động lực tăng trưởng thay thế".

Ngành du lịch Đông Nam Á gặp khó vì khách Trung Quốc đột ngột giảm - Ảnh 1.

Bình minh ở Bali, Indonesia - Ảnh: SCMP.

Theo một báo cáo của McKinsey, trong thập kỷ qua, thu nhập tăng lên đã thúc đẩy sở thích du lịch của tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Với việc các chương trình tham quan nói tiếng Trung Quốc cùng hàng loạt nhà hàng, dịch vụ thanh toán di động bằng tiếng Trung mọc lên như nấm từ Đà Nẵng đến Yogyakarta (Indonesia), du khách trung lưu từ Trung Quốc đã đổ xô tới các điểm nóng du lịch Đông Nam Á, nhờ khoảng cách gần và ẩm thực có nhiều nét tương đồng.

Nguồn cung du lịch dư thừa ở Đông Nam Á

Lượng du khách Trung Quốc giảm bất ngờ đang đe dọa tới ngành du lịch đang dư thừa nguồn cung của Đông Nam Á, khi mà các doanh nghiệp và chính quyền địa phương đã rót hàng triệu USD để xây thêm các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và cơ sở hạ tầng du lịch.

Theo ông Ronnachit Mahattanapruet, phó chủ tịch cấp cao của Central Plaza Hotel Pcl (Thái Lan), kết quả kinh doanh quý hai của công ty này giảm sút do nhu cầu của du khách Trung Quốc đi xuống. Công suất phòng khách sạn tại các cơ sở lưu trú tại Thái Lan của công ty đã giảm 7% trong quý hai. Trong khi đó, công ty này chuẩn bị đưa thêm 2.000 phòng vào tổng danh mục 6.679 phòng lưu trú của mình.

Thành phố Bangkok cũng sắp đón một khách sạn Ritz Carlton mới vào năm 2023, nằm trong dự án với tổng đầu tư 3,9 tỷ USD, còn Hilton sẽ quản lý 2 khách sạn nữa khai trương vào năm 2022.

Tại đảo Phuket, số lượng phòng khách sạn sẽ tăng thêm 18% vào năm 2024, theo hãng tư vấn C9 Hotelworks. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, lượng du khách quốc tế đến Thái Lan chỉ tăng 2%, dữ liệu từ Bộ Du lịch nước này cho thấy.

"Nguồn cung đang dựa trên những kỳ vọng không tưởng của mọi người", Bill Barnett, giám đốc điều hành của C9 Hotelworks, nhận định.

Tại Singapore, đầu năm nay, các công ty vận hành sòng bạc Las Vegas Sands Corp. và Genting Singapore Ltd. công bố đầu tư 9 tỷ USD để mở rộng các khu nghỉ dưỡng tại đây sau cơn sốt du lịch từ bộ phim Hollywood "Siêu giàu châu Á" (Crazy Rich Asians).

Ngành du lịch Đông Nam Á gặp khó vì khách Trung Quốc đột ngột giảm - Ảnh 2.

Thuyền chở du khách trước khách sạn Marina Bay Sands ở Singapore. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, Marriott International Inc. chuẩn bị mở thêm 140 khách sạn tại khu vực, trong đó có kế hoạch tăng gấp ba số phòng khách sạn tại Philippines vào năm 2023.

Du khách Trung Quốc đến Đông Nam Á giảm mạnh trong nửa đầu năm 2019 do kinh tế nội địa suy giảm, đồng Nhân dân tệ chạm mức thấp kỷ lục hơn 10 năm và cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khiến niềm tin của người tiêu dùng suy yếu. Điều này cũng ảnh hưởng tới nền kinh tế nước này khi chi tiêu hàng xa xỉ giảm sút.

Suy giảm đến từ các vấn đề nội tại

Bên cạnh các yếu tố đến từ Trung Quốc, tại chính các quốc gia Đông Nam Á cũng đang có những vấn đề khiến lượng du khách từ nền kinh tế số một châu Á đi xuống. Tại Thái Lan, đồng Baht là tiền tệ tăng mạnh nhất so với Nhân dân tệ trong số các tiền tệ ở các thị trường mới nổi từ đầu năm đến nay, khiến du lịch tới quốc gia này trở nên đắt đỏ hơn với du khách Trung Quốc. Cùng với đó, vụ lật thuyền ở Phuket khiến 47 du khách Trung Quốc thiệt mạng cũng khiến nhiều người e ngại.

Tại Bali, phó chủ tịch Uỷ ban Xúc tiến Du lịch Ngurah Wijaya nhận định rằng hòn đảo được mệnh danh là thiên đường biển này đang trở thành một nạn nhân của chính thành công của mình.

"Các vấn đề nội tại như tắc nghẽn giao thông đang là những nguyên nhân chính khiến lượng du khách Trung Quốc giảm sút", ông Wijaya nói. Ông cho biết thêm, những du khách Trung Quốc tới đây hiện tại ở lại ít ngày hơn và chi tiêu ít hơn. "Có vẻ họ bắt đầu thấy chán Bali", ông Wijaya chia sẻ.

Tuy nhiên, không phải quốc gia Đông Nam Á nào cũng chịu cảnh tương tự. Theo số liệu chính thức của Malaysia, lượng du khách Trung Quốc đến nước này đã tăng 6,2% trong nửa đầu năm nay lên 1,55 triệu người. Tại Philippines, cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch vẫn còn kém phát triển, vì vậy nước này chưa thấy có sự suy giảm nào về các dự án hạ tầng du lịch, Richard Laneda, nhà phân tích bất động sản tại COL Financial Group Inc, cho biết.

Theo các nhà phân tích, sự suy giảm trong ngành du lịch có thể sẽ làm suy yếu trụ cột tăng trưởng khác của Đông Nam Á khi mà xuất khẩu bắt đầu chịu ảnh hưởng của chiến tranh thương mại. Trong công bố triển vọng kinh tế hồi tháng 7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ dự báo tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực xuống 5%, từ mức 5,1% trong báo cáo hồi tháng 4 và nhận định sẽ còn giảm hơn nữa.

Trong bối cảnh đó, nhiều nước Đông Nam Á đang nỗ lực để thu hút khách du lịch từ các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Đầu năm nay, Thái Lan đã miễn phí làm thị thực (visa) cho du khách Ấn Độ, còn các khách sạn ở nước này cũng đang nỗ lực thúc đẩy kết nối giữa hai quốc gia.

Còn Việt Nam, với lượng du khách Trung Quốc chiếm 1/3 trong tổng số 15 triệu du khách nước ngoài vào năm ngoái, cũng đang thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch ở Anh và Australia. Trong khi đó, đường bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ dự kiến sẽ được đưa vào khai thác vào tháng 10 tới.

Tuy nhiên, lỗ hổng du khách Trung Quốc để lại tại Đông Nam Á vẫn là quá lớn để có thể lấp đầy, ít nhất trong trung hạn.

"Du khách Trung Quốc là nhóm lớn nhất về số lượng. Kể cả khi lượng du khách từ các nước 

Theo Bình Minh

VnEconomy

Trở lên trên