MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành giao thông 2 thập kỷ mới làm được 1.200km đường cao tốc, mục tiêu tiêu 4 năm tới gấp... 1,5 lần

Ngành giao thông 2 thập kỷ mới làm được 1.200km đường cao tốc, mục tiêu tiêu 4 năm tới gấp... 1,5 lần

"Gần 20 năm qua ngành giao thông vận tải mới hoàn thành được 1.200 km đường cao tốc. Bốn năm tới phải hoàn thành 1.800 km, đây là thách thức lớn", Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết trong Hội nghị tổng kết của ngành.

Tại Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức ngày 25/12, Phó thủ tướng Lê Văn Thành biểu dương, với vai trò của ngành giao thông, là ngành chủ chốt trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm lưu thông hàng hóa, phương tiện cũng như con người, đã có đóng góp rất to lớn vào kết quả chung của cả nước năm 2021.

Theo đó, năm 2021, Bộ đã hoàn thành toàn bộ 5 quy hoạch ngành quốc gia được giao chủ trì. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, làm tiền đề để thực hiện thành công các mục tiêu về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.

“Có quy hoạch thì mới thu hút được đầu tư, mới tạo ra dư địa để phát triển”, Phó thủ tướng cho biết, đồng thời đánh giá Bộ GTVT là một trong những bộ ngành hoàn thành xuất sắc nhất nhiệm vụ này, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước.

Phó thủ tướng nhấn mạnh Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đặt mục tiêu tới năm 2025 hoàn thành toàn bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông 2.063km và 3.000km cao tốc trên toàn quốc.

"Đến ngày 31/12/2021, cả nước đã có 1.200km đường cao tốc . Còn 1.800km đường cao tốc tới năm 2025 phải hoàn thành. Trong vòng gần 20 năm hoàn thành 1.200km, giờ 4 năm hoàn thành 1.800km là một thách thức lớn", Phó thủ tướng nói.

Giải ngân vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng là một nhiệm vụ không dễ dàng

Năm 2021, Bộ GTVT đã hoàn thành toàn bộ 5 quy hoạch ngành quốc gia được giao chủ trì. Trong 6 tháng cuối năm 2021, Bộ GTVT đã hoàn thành 2 nhiệm vụ rất quan trọng mà Trung ương, Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, gồm: Đề án thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu hoàn thành đến năm 2025 hoàn thành 3.000 km và năm 2030 đạt 5.000 km đường cao tốc làm cơ sở cho công tác chuẩn bị nguồn lực có thể thực hiện sớm.

Đồng thời, Bộ đã xây dựng trình Chính phủ và Quốc hội thông qua Đề án đầu tư xây dựng đường cao tốc phía Đông giai đoạn 2021-2025 với 12 dự án thành phần (chiều dài 729 km) và đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua theo phương án sử dụng 100% vốn đầu tư công.

Phó thủ tướng đánh giá công tác chỉ đạo, chỉ huy thi công các công trình giao thông của ngành GTVT năm 2021 được tập trung cao, đạt kết quả tốt. Trong năm 2021, ngành đã triển khai 11 dự án cao tốc Bắc -Nam phía Đông giai đoạn 1. Nhiệm vụ giải phóng mặt bằng 5.000 ha đã đạt 99,97%.

Theo đó, tiến độ thi công cơ bản bám sát kế hoạch, đảm bảo hiệu quả giải ngân vốn đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng - Đây là một nhiệm vụ không hề dễ dàng để trở thành một trong những Bộ có tỷ lệ giải ngân cao nhất.

Ngành giao thông 2 thập kỷ mới làm được 1.200km đường cao tốc, mục tiêu tiêu 4 năm tới gấp... 1,5 lần - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết nhiệm vụ năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải.

 

Phó thủ tướng chỉ rõ, kết thúc năm 2020, cả nước mới có 1.163 km đường cao tốc, cả năm 2021, hoàn thành 65 km đường cao tốc. Như vậy, tính hết năm 2021 mới có khoảng 1.200 km đường cao tốc, còn lại 1.800 km đường cao tốc phải hoàn thành từ nay tới năm 2025 trong chỉ 4 năm.

“Gần 20 năm mới hoàn thành 1.200 km nhưng chỉ có 4 năm hoàn thành 1.800 km đường cao tốc. Đây là một thách thức rất lớn nhưng Bộ GTVT nhận diện và triển khai. Chúng ta có nguồn lực, có dự án. Tháng 1 tới đây trong kỳ họp Quốc hội bất thường sẽ thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 thì mới hiện thực hóa được 3.000 km đường cao tốc”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Trước tình huống thiếu trầm trọng vật liệu xây dựng các tuyến cao tốc, Bộ GTVT đã tích cực tham mưu Chính phủ ban hành 2 nghị quyết chỉ trong 3 tháng (Nghị quyết 60 và Nghị quyết 133) để giải quyết tình trạng thiếu vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam (tới hơn 60 triệu m3).

Phó thủ tướng đồng thời biểu dương Bộ GTVT trong công tác điều hành để bảo đảm được lưu thông hàng hóa, con người, phương tiện trong giai đoạn chống dịch. Tháng 6, tháng 7, nhiều địa phương phong tỏa diện rộng do thời điểm này chưa có vaccine, tỷ lệ tử vong rất lớn, phải quyết tâm giữ dịch bệnh lây lan mức độ chậm nhất. Bộ Giao thông vận tải kịp thời tạo ra các luồng xanh, tuyến cao tốc, quốc lộ, liên tỉnh, cho phép lưu thông hàng hoá.

Một số khu vực cảng biển, một số các trung tâm lớn bị ách tắc nhưng Bộ đã họp giao ban hàng ngày, xuống thực tiễn để điều hành, giải quyết ách tắc, giúp doanh nghiệp, người dân tiếp tục duy trì hàng hóa.

Bên cạnh hạ tầng đường bộ, Phó thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT chú trọng các dự án đầu tư trọng điểm lĩnh vực hàng không như sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Nội Bài, khởi công mới theo quy hoạch các cảng hàng không Điện Biên, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết, Côn Đảo…

Về cảng biển, tới đây phải xây cảng Trần Đề thành cảng quốc tế theo quy hoạch, kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực, khi đó, vùng đồng bằng Sông Cửu Long sẽ thay đổi rất lớn. Hải phòng đã có cảng quốc tế Lạch Huyện, quy hoạch chuyển cảng Đồ Sơn chuyển sang dân dụng, đầu tư tiếp để tạo cảng quốc tế thứ hai.

Ngành giao thông 2 thập kỷ mới làm được 1.200km đường cao tốc, mục tiêu tiêu 4 năm tới gấp... 1,5 lần - Ảnh 2.

Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo tại Hội nghị

Phải nhìn nhận rõ các tồn tại để sớm có giải pháp khắc phục

Tại Hội nghị, Phó thủ tướng đã đưa ra nhiều chỉ đạo quan trọng để ngành GTVT thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Theo đó, Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo ngành GTVT cần tập trung cao cho việc thực hiện thủ tục đầu tư dự án cao tốc phía Đông giai đoạn 2, yêu cầu rút kinh nghiệm từ việc triển khai các dự án giai đoạn 1.

Trong đó đặc biệt chú ý vấn đề hồ sơ, thủ tục thực hiện, xác định tiến độ, vấn đề mỏ vật liệu, năng lực nhà thầu....; rà soát, xác định lại tiến độ các đoạn cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1, sân bay Long Thành,… để có biện pháp quản lý, thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất với mục tiêu đạt được 3.000 km cao tốc và hoàn thành sân bay Long Thành (giai đoạn 1) vào năm 2022.

Dư luận xã hội từ trước đến nay vẫn cho rằng có thất thoát lớn, tiêu cực, lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là tại các công trình giao thông. Phó thủ tướng Lê Văn Thành

Thứ 2, Phó thủ tướng yêu cầu ngành GTVT chú trọng việc công bố, công khai các quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt tới các cấp, ngành, địa phương để có thể chủ động triển khai nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư.

Tập trung xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cũng như khẩn trương phê duyệt các quy hoạch chi tiết để làm cơ sở thực hiện các dự án đầu tư; Phối hợp chuẩn bị chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam bảo đảm sớm trình Bộ Chính trị cho ý kiến và trình Quốc hội về chủ trương đầu tư một số tuyến ưu tiên theo quy định của pháp luật.

Thứ 3, Phó thủ tướng yêu cầu ngành giao thông nghiên cứu đề xuất đầu tư một số tuyến đường sắt nhằm tăng cường kết nối các trung tâm kinh tế lớn, khu vực động lực phát triển, cửa khẩu và cửa ngõ giao thông quan trọng.

"Bộ GTVT nên có chuyên đề cho đường sắt, tập trung hơn vào lĩnh vực này", Phó thủ tướng yêu cầu.

Thứ 4, Phó rhủ tướng chỉ rõ Ngành GTVT cần thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trong lưu thông hàng hóa, vận tải hành khách gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cầu phải có kịch bản, tình huống chủ động nhất.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương phối hợp tốt với Bộ GTVT, không có tinh thần cát cứ, để đảm bảo vừa lưu thông hàng hoá tốt vừa phòng dịch hiệu quả.

Thứ 5, Phó thủ tướng chỉ đạo tập trung nâng cao việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, kiểm soát tốt chất lượng phương tiện vận tải, con người, đảm bảo đủ điều kiện điều khiển các phương tiện từ đường bộ, hàng hải, đường sắt đến hàng không.

"Phải tiếp tục bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), năm nay giảm mạnh nhưng không có nghĩa là bền vững, những năm sau kinh tế hồi phục, lưu thông nhiều thì vấn đề ATGT phải như thế nào để kịp thích ứng, ngành GTVT phải quan tâm đến vấn đề này", Phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ rõ.

Thứ 6, Phó thủ tướng yêu cầu ngành GTVT rà soát lại nguồn vốn, bảo đảm phân bổ, hỗ trợ hợp lý từng công rình, dự án, tránh dàn trải, lãng phí, tuyệt đối chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm; Tập trung vào chất lượng công trình.

"Dư luận xã hội từ trước đến nay vẫn cho rằng có thất thoát lớn, tiêu cực, lợi ích nhóm trong đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là tại các công trình giao thông", Phó thủ tướng nhắc nhở.

Do vậy, Phó thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ GTVT cần quan tâm hơn nữa trong kiểm soát chặt chẽ quá trình lập hồ sơ thiết kế, dự toán, đấu thầu, quản lý thi công, kiểm soát chất lượng công trình….

"Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành GTVT phải nhìn nhận rõ các tồn tại trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó cần sớm có giải pháp khắc phục", Phó thủ tướng nêu quan điểm chỉ đạo.

Chính phủ không đồng ý nhập khẩu 37 toa xe cũ của Nhật Bản

Phải bàn giao mặt bằng 1.810 ha của Dự án sân bay Long Thành trước 31/12

“Quyết tâm giải ngân vốn đầu tư công nhưng phải bảo đảm chất lượng”

Theo Tuấn Việt

BizLive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên