MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành học của tương lai: Mới ra trường lương ngàn đô, muốn khởi nghiệp làm ông chủ cũng không phải là điều khó khăn mà xét tuyển chỉ từ 15 điểm

01-12-2020 - 15:25 PM | Sống

Ngành học của tương lai: Mới ra trường lương ngàn đô, muốn khởi nghiệp làm ông chủ cũng không phải là điều khó khăn mà xét tuyển chỉ từ 15 điểm

Đây là ngành học được đánh giá có cơ hội việc làm dồi dào và mức thu nhập cho lao động lành nghề đôi khi "trên cả mơ ước".

Vào đại học vốn đã là chuyện không dễ dàng gì mà đối mặt với nguy cơ thất nghiệp sau khi ra trường cũng căng thẳng không kém. Tuy nhiên, có những ngành học đầu vào không quá "gắt" nhưng ra trường lại ít lo lắng nguy cơ ngồi chơi xơi nước. Trong số đó, chắc chắn phải kể đến ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô.

Ngành học của tương lai: Mới ra trường lương ngàn đô, muốn khởi nghiệp làm ông chủ cũng không phải là điều khó khăn mà xét tuyển chỉ từ 15 điểm - Ảnh 1.

Công nghệ Kỹ thuật ô tô là ngành học được đánh giá có cơ hội việc làm dồi dào.

Tại sao nên chọn Công nghệ Kỹ thuật ô tô?

Ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô đang được chính phủ chọn là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam để đầu tư phát triển.

Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh, chính vì thế, nhu cầu lao động trong ngành cơ khí ô tô sẽ tăng vù vù. Liên tục nhiều năm qua ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô được đưa vào danh mục các ngành "nóng" về nhu cầu lao động và nhanh chóng trở thành xu thế lựa chọn cho các bạn trẻ.

Sinh viên Công nghệ Kỹ thuật ô tô học gì?

Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

Ngành học của tương lai: Mới ra trường lương ngàn đô, muốn khởi nghiệp làm ông chủ cũng không phải là điều khó khăn mà xét tuyển chỉ từ 15 điểm - Ảnh 2.

Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển… (Ảnh: HUTECH)

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành công nghệ kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô… và có kỹ năng lái xe cơ bản.

Ở những trường có truyền thống lâu năm về đào tạo các ngành thuộc nhóm ngành kỹ thuật, công nghệ… sinh viên còn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho kỹ sư ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô trong tương lai.

Ra trường làm công việc gì?

Sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô…

Làm việc trong ngành kỹ thuật ô tô đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ yêu kỹ thuật. Với những kinh nghiệm thu được về chuyên môn và kỹ năng làm việc, người làm việc trong lĩnh vực này sẽ mau chóng thăng tiến lên những vị trí cao hơn, có cơ hội được gửi đi học tập ở nước ngoài hay được công ty tài trợ những khóa học nâng cao.

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới. Vì vậy việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.

Do đó, sinh viên ngoài việc làm thuê còn có thể trau dồi tay nghề và khởi nghiệp bằng một garage sửa chữa, bảo trì ô tô. Đây là một ngành rất thích hợp để những người trẻ vun đắp hoài bão của mình.

Ngành học của tương lai: Mới ra trường lương ngàn đô, muốn khởi nghiệp làm ông chủ cũng không phải là điều khó khăn mà xét tuyển chỉ từ 15 điểm - Ảnh 3.

Tất nhiên để theo ngành này, bạn cần có những tố chất và kỹ năng sau: Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, kiên trì, ham học hỏi, thích tiếp cận cái mới; yêu công nghệ; có kỹ năng tư duy phán đoán tốt…

Đặc biệt, để làm tốt bất cứ việc gì cũng cần sự yêu thích, đam mê. Nếu lúc nhỏ bạn hay tự mở tung chiếc xe hơi đồ chơi của bạn chỉ để xem bên trong nó là gì hay bạn luôn tò mò nguyên lý hoạt động của động cơ xe máy của bạn hoạt động ra sao, rất có thể bạn sẽ là một kỹ sư ôtô rất giỏi sau này đấy.

Mức lương cực hấp dẫn

Mức lương của kỹ sư ô tô sẽ có mức thu nhập trung bình từ 10 – 15 triệu với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Còn đối với các kỹ sư ô tô có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm mức lương dao động trong khoảng từ 17 – 25 triệu đồng/tháng.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện Hà Nội, cho biết trường đang trực tiếp đào tạo ra các kỹ thuật viên, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty chế tạo ô tô lớn ở Việt Nam.

Theo ông Ngọc, trường đào tạo theo công nghệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp đứng ra giám sát quá trình đào tạo và tuyển dụng. Thậm chí, các doanh nghiệp cam kết mức lương cho sinh viên khi ra trường rất cao. Có doanh nghiệp cam kết lương khởi điểm cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp tối thiểu 15-20 triệu đồng/tháng.

Học Công nghệ Kỹ thuật ô tô ở đâu?

Một số trường đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật ô tô và điểm chuẩn 2020:

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (27,33 điểm).

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (25,1 điểm).

Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội (24,55 điểm).

Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp (18,5 điểm)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam (18 điểm).

Trường CĐ Cơ điện Hà Nội (Học sinh tốt nghiệp THPT và có kết quả học tập bậc THPT đạt từ trung bình khá trở lên).

Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. HCM (27,5 điểm).

Đại học Công Nghiệp TP. HCM (23 điểm).

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM (26,5 điểm).

Đại học Công nghệ TP. HCM (18 điểm).

Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM (23,8 điểm).

Trường Đại học Lạc Hồng (15 điểm).

Trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng (24,65 điểm).

Theo Nhật Minh

Pháp luật và Bạn đọc

Trở lên trên