Ngành thép Việt Nam sẵn sàng tăng trưởng hơn nữa
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, ngành thép Việt Nam đã sẵn sàng để chứng kiến sự tăng trưởng hơn nữa về nhu cầu, sau một năm bội thu của sản xuất thép năm 2018.
- 09-04-2019Việt Nam quyết tâm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin phòng dịch tả lợn
- 09-04-20193 kịch bản giá xăng và lạm phát năm 2019
- 09-04-2019EU vẫn là thị trường tỷ USD của xuất khẩu tôm Việt Nam trong năm 2019
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 14,1 triệu tấn trong năm 2018, tăng 23% so với năm trước. Theo số liệu mới nhất của Việt Nam năm 2019 cho thấy sự tăng trưởng sẽ tiếp tục. Tổng số ước tính cho tháng 1 và tháng 2 là 2,7 triệu tấn, tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VSA, ông Chu Đức Khải cho biết, tiêu thụ thép bình quân theo đầu người tại Việt Nam chỉ ở mức 241kg, đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN. Các nước phát triển như Singapore ở mức 500 kg mỗi đầu người. Do đó, thép Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển.
Tại Diễn đàn chuyên sâu về thị trường hàng hóa Việt Nam trước đó, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thép miền Nam, ông Nguyễn Hưng Mạnh cho biết, tình hình kinh tế đất nước trong tháng 1/2019 tiếp tục chứng kiến xu hướng tích cực và điều đó sẽ hỗ trợ sự phát triển của ngành thép.
Năm 2018 mặc dù được coi là năm thách thức đối với ngành thép Việt Nam, tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thép thành phẩm vẫn có mức tăng trưởng.
"Cụ thể, sản lượng thép thành phẩm năm 2018 đạt 25,6 triệu tấn, tăng 15,8% so với năm 2017, trong khi đó số thép tiêu thụ đã tăng lên 22,3 triệu tấn, tương đương 3,1%", ông nói.
Nhu cầu thép của Việt Nam trong năm 2018 chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong phân khúc sản phẩm dài, đạt 10,8 triệu tấn, tăng 2,8% so với năm trước. Nhu cầu sản phẩm thép dẹt đã giảm xuống còn 11,3 triệu tấn, giảm 0,9%, số liệu từ VSA cho thấy.
Tập đoàn Hòa Phát tiếp tục thống trị thị trường dài hạn năm 2018, chiếm 23.8% thị phần, trong khi VNSteel theo sau với 17.2%, với Pomina là 9.8%.
Việc gia tăng sản xuất quá nhanh cũng mang lại lo ngại về khả năng dư thừa cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu có thể sinh lời, ông Mạnh cho hay, trong tương lại, Việt Nam có thể bắt đầu chứng kiến khối lượng xuất khẩu thép nhiều hơn.
"Thép Việt Nam thực sự có vị trí chiến lược giữa châu Á và phương Tây. Năm ngoái, 56,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thép đã sang các nước ASEAN, với xuất khẩu thép thành phẩm hơn 3,5 triệu tấn. Tiếp theo là Mỹ (14,5%) và EU (6,9%)."
Với nhiều lò cao đi vào hoạt động, sản xuất thép thô của Việt Nam có nhiều sự thay đổi lớn trong năm 2018.
VSA cho biết, quy trình lò cao đã cung cấp 58% tổng sản lượng thép thô của cả nước trong năm 2018, vượt qua cả lò điện (EAF) đóng góp 32%. Và quy trình lò nung cảm ứng (IF) chiếm 10% còn lại.
Trong năm 2017, EAF đã đóng góp 57% tổng sản lượng thép thô, trong khi lò cao đóng góp 35% và 8% còn lại được sản xuất thông qua quy trình IF.
Ông Mạnh cho biết, trong tương lai EAF và IF sẽ phải đối mặt với thời gian khó khăn do giá điện tăng cao chắc chắn sẽ đẩy chi phí sản xuất thép và giá thép trong nước tăng. EAF và IF cũng sẽ cần tìm một giải pháp để khắc phục vấn đề này vì chi phí điện có thể đóng góp vào khoảng 8% -9% sản lượng thép.
S&P Global Platts