MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngay năm sau, tài xế sẽ không được lái xe ô tô quá 48 giờ/tuần, là những ai?

Sắp tới khi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thì số giờ lái xe ô tô của những tài xế này sẽ bị giới hạn.

Theo quy định tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ sẽ bị hạn chế

Cụ thể, người lái xe ô tô không được lái quá 10 giờ trong một ngày và không vượt quá 48 giờ trong một tuần; thời gian lái xe liên tục không quá 4 giờ và phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Lao động 2019. 

Các đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị vận tải nội bộ, và lái xe ô tô kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh quy định tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Ngay năm sau, tài xế sẽ không được lái xe ô tô quá 48 giờ/tuần, là những ai?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: ATPN)

Hiện tại, thời gian làm việc của lái xe ô tô được quy định tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 (hiệu lực đến ngày 31/12/2024) là không quá 10 giờ trong một ngày và không được lái liên tục quá 4 giờ liên tục. 

Như vậy, kể từ ngày 1/1/2025, tài xế xe khách không được lái liên tục quá 4 giờ; tổng thời gian lái trong ngày không vượt quá 10 giờ và không quá 48 giờ mỗi tuần. Quy định này áp dụng cho cả xe kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ luật lao động.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 mới cũng quy định quyền và nghĩa vụ của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách tại Điều 59 như sau:

Tài xế có quyền từ chối vận chuyển hành khách nếu họ có các hành vi như: Gây rối trật tự công cộng trên xe; Cản trở công việc của lái xe hoặc nhân viên phục vụ; Gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, hoặc tài sản của người khác; Gian lận vé.

Lái xe có quyền từ chối điều khiển phương tiện nếu phương tiện không đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật. 

Tài xế không được từ chối vận chuyển hành khách, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 59; không được gây khó khăn cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai; không được chuyển khách sang phương tiện khác nếu chưa có sự đồng ý của hành khách, trừ trường hợp bất khả kháng.

Thu tiền vé đúng theo giá niêm yết hoặc theo hợp đồng vận tải. 

Ứng xử lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng vị trí, ưu tiên chỗ ngồi cho người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai. 

Thực hiện trách nhiệm theo quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và các quy định pháp luật khác có liên quan.


Theo Thái Hà

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên